Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương (Trang 27)

Cũng như các hoạt động khác của xã hội, ngay từ khi các tổ chức giáo dục đầu tiên được hình thành thì đã có hoạt động quản lý giáo dục. Khoa học quản lý giáo dục trở thành một bộ phận của quản lý nói chung nhưng nó là một khoa học tương đối độc lập vì tính chất đặc thù của nền giáo dục quốc dân.

Theo M. I. Kônđacốp, chuyên gia giáo dục Liên Xô cũ: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy tắc chung của xã hội cũng như những quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển tâm thế và tâm lý trẻ em” [14, tr.124].

Ở Việt Nam theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo dục) nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [27, tr.35].

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí cho rằng: “Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật khách quan của các cấp quản lý giáo dục tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống đạt được mục tiêu của nó” [7]

Như vậy, có thể nói hệ thống giáo dục là một hệ thống mở, luôn vận động và phát triển theo quy luật chung và chịu sự quy định của điều kiện kinh tế - xã hội. Các định nghĩa trên cũng cho thấy quản lý giáo dục luôn luôn phải đổi mới, đảm bảo tính năng động, khả năng tự điều chỉnh, thích ứng của giáo dục đối với sự vận động và phát triển chung.

Tùy theo đối tượng quản lý mà quản lý giáo dục có nhiều cấp độ khác nhau. Theo Nguyễn Phúc Châu thì quản lý giáo dục được chia ra:

- Quản lý giáo dục ở cấp độ vĩ mô (quản lý hệ thống giáo dục): Ở cấp độ này, “Quản lý giáo dục” được hiểu là những tác động tự giác, có ý thức, có mục dích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật,… của chủ thể quản lý giáo dục các cấp đến các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả việc tổ chức, huy động, điều phối, giám sát và điều

chỉnh,… các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực và thông tin) để hệ thống giáo dục vận hành đạt được mục tiêu phát triển giáo dục.

- Quản lý giáo dục ở cấp độ vi mô (quản lý một cơ sở giáo dục): Ở cấp độ này, quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật,… của chủ thể quản lý một cơ sở giáo dục đến tập thể GV, CNV, tập thể người học và các lực lượng tham gia giáo dục khác trong và ngoài cơ sở giáo dục đó, để thực hiện có chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục và dạy học, nhằm làm cho cơ sở giáo dục vận hành luôn luôn ổn định và phát triển để đạt tới mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đó.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)