Phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương (Trang 90)

động giáo dục ngoài giờ lên lớp

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc phối hợp giữa các lực lượng thực chất là để đạt được sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, hình thức và các điều kiện phục vụ tốt nhất cho hoạt động.

Nhà trường cần phải biết phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia bao gồm các đoàn thể như lực lượng vũ trang, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,… tham gia vào các hoạt động GDNGLL để hoạt động đạt kết quả cao.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

Nhà quản lý cần xác định được lực lượng giáo dục phối hợp để chỉ đạo thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL trong nhà trường một cách hiệu quả.

Mỗi một lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đều có thế mạnh riêng. Học sinh học tập chính khóa trong nhà trường với lượng thời gian bằng ¼ tổng thời gian trong ngày, còn lại các em tự học, tự nghiên cứu sinh hoạt tại kí túc xá của trường, thỉnh thoảng các em ra ngoài trường để tham quan, mua sắm…, nên cũng có ảnh hưởng từ cộng đồng. Phối hợp các lực lượng tham gia vào các hoạt động GDNGLL cần phải được quản lý toàn diện và liên tục.

Nhà trường cần biết tuyên truyền để các lực lượng giáo dục hiểu được vai trò của các hoạt động GDNGLL ảnh hưởng đến phát triển nhân cách của học sinh, bên cạnh đó GVCN và nhà trường cần thống nhất nội dung chương trình, yêu cầu của các hoạt động đối với học sinh để lực lượng giáo dục biết, phối hợp hành động phát huy tiềm năng, trí tuệ.

Cần phối hợp với các GV bộ môn, một lực lượng chủ chốt trong việc tổ chức CLB bộ môn, hoạt động ngoại khóa. Ngoài ra cần phối hợp với Đoàn thanh niên địa phương, các cơ sở sản xuất ủng hộ học sinh tham gia các hoạt động công ích, từ thiện của địa phương.

Quản lý việc phối hợp giữa nhà trường với PHHS thông qua các GVCN. PHHS cùng tham gia tổ chức tư vấn cho GVCN cách tổ chức, ủng hộ về tinh thần và vật chất, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho con em mình tham gia các hoạt động GDNGLL.

Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội Phụ nữ cần động viên, hoặc trực tiếp tham gia hoạt động GDNGLL. Kết hợp việc lồng ghép các chương trình với các nội dung hoạt động Đoàn, nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn của Thủ đô và dân tộc.

Phối hợp các lực lượng cựu chiến binh, hội phụ nữ địa phương, các đơn vị bộ đội đóng quân trên địa bàn trong các chương trình giáo dục truyền thống và thực hiện chương trình đền ơn đáp nghĩa để tăng niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của học, giáo dục tinh thần tương thân, tương ái, uống nước nhớ nguồn, nhớ công cha ông đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, xây dựng đất nước giàu đẹp văn minh.

3.2.6. Tăng cường kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của quản lý. Qua đó nhà quản lý nắm được toàn bộ công việc đang diễn ra trong tổ chức của mình, từ đó điều chỉnh kế hoạch hoạt động hoặc đôn đốc nhắc nhở,

hoặc động viên khích lệ để các thành viên trong tổ chức tham gia hoạt động tích cực hiệu quả hơn.

Nhà quản lý cần thực hiện thường xuyên, đánh giá chính xác ưu, nhược điểm, khen thưởng động viên, phê bình và kỷ luật kịp thời tập thể, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Tổ chức rút kinh nghiệm để những hoạt động diễn ra càng về sau càng đạt kết quả cao hơn.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện

Qua kết quả khảo sát thực trạng cho thấy công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chưa đem lại hiệu quả cao. Vì vậy cần xây dựng tiêu chí cụ thể về kiểm tra, đánh giá kết quả, đảm bảo công bằng, khách quan dựa trên ý thức tham gia và hiệu quả của các hoạt động. Mỗi một hoạt động đều có những tiêu chí chung và những tiêu chí đặc thù.

Tiểu ban chịu trách nhiệm về nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá. Khi xây dựng chương trình cần có ý kiến chỉ đạo và phê bình của Hiệu trưởng Nhà trường.

Kiểm tra về nhận thức, quan điểm giáo dục, nhiệm vụ, nội dung hoạt động GDNGLL, kiểm tra các bước từ khâu chuẩn bị tới khâu đánh giá kết quả trên kế hoạch và trong quá trình thực hiện của các lực lượng tham gia, đặc biệt là GVCN. Hình thức kiểm tra đa dạng có thể dự giờ theo kế hoạch hoặc đột xuất, kiểm tra giáo án, kiểm tra bằng phiếu điều tra… Cần xây dựng tiêu chí cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ kiểm tra theo tháng đối với GVCN có thể thực hiện dựa theo các tiêu chí: thực hiện đầy đủ các hoạt động theo kế hoạch, giáo án đầu đủ, chi tiết, công tác chuẩn bị, công tác tổ chức, sử dụng các hình thức phù hợp, phong phú có kiểm tra, đánh giá. Mỗi tiêu chí này được đánh giá theo điểm, sau đó tổng kết so sánh giữa các GVCN về mức độ hoàn thành công việc làm cơ sở để đề nghị khen thưởng.

Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của học sinh và tập thể lớp dựa trên tiêu chí: mức độ nhận thức các vấn đề mà nội dung hoạt động cần chuyển tải, ý thức trách nhiệm khi tham gia và hiệu quả hoạt động. Số lượng học sinh

tham gia hoạt động, các sản phẩm của hoạt động, ý thức làm việc theo nhóm… Có thể sử dụng các hình thức đánh giá qua bài viết thu hoạch, quan sát cá nhân, tọa đàm, trao đổi, đánh giá chất lượng và số lượng sản phẩm, qua ý kiến người khác hoặc tự mình đánh giá.

Công tác tổng kết, nhận xét rút kinh nghiệm cần kịp thời, chính xác mang tính động viên. Cần xây dựng các tiêu chí khen thưởng cho mỗi hoạt động, phổ biến tới các lực lượng tham gia để mọi người phấn đấu đạt thành tích đó. Bên cạnh đó cần xây dựng tiêu chí và quy định hình thức kỷ luật, tổ chức rút kinh nghiệm. Đối với GV, cần chọn ra những GV nhiệt tình có năng lực, tổ chức thành công các hoạt động để biểu dương trước toàn trường hoặc tính vào điểm thi đua. Cần khen thưởng những tập thể hoàn thành xuất sắc các hoạt động dựa vào các tiêu chí đã đưa ra đánh giá mức độ hoàn thành các hoạt động GDNGLL. Với học sinh, cần uốn nắn khen chê kịp thời, dựa vào mức độ hoàn thành công việc, tự đánh giá của bản thân và sự bình bầu của GVCN và các bạn.

Trên đây là sáu biện pháp chúng tôi đề xuất nhằm tăng cường quản lý các hoạt động GDNGLL cho học sinh dân tộc nội trú ở Trường Hữu Nghị T78. Các biện pháp này cần được nhìn nhận trong một chỉnh thể thống nhất bởi chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nếu chỉ thực hiện riêng một biện pháp nào đó thì hiệu quả quản lý sẽ không cao. Các biện pháp được chúng tôi đưa ra xếp theo thứ tự từ nhận thức đến hành động để phù hợp với quá trình nhận thức cũng như khả năng thực hiện hoạt động. Nếu như biện pháp Nâng cao nhận thức đối với từng đối tượng về tầm quan trọng của hoạt động GDNGLL khởi nguồn cho việc suy nghĩ thực hiện các

hoạt động GDNGLL để làm gì thì biện pháp Hoàn thiện kế hoạch GDNGL

phù hợp với kế hoạch tổng thể sẽ là bước khởi đầu cho một chuỗi hoạt động.

Tiếp theo là Tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện được các mục tiêu của

kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện để thực hiện hoạt động GDNGLL, sau đó là Phối hợp các lực

lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức hoạt động GDNGL, và cuối

cùng là Quản lý công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả chương trình hoạt động GDNGLL.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)