Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương (Trang 55)

Trường Hữu Nghị T78, tiền thân là Trường Bổ túc văn hoá Miền núi Trung ương (T78) đã trải qua chặng đường 55 năm xây dựng và phát triển. Trải qua từng thời kì lịch sử trường đã mang những tên gọi khác nhau. Khi mới thành lập trường mang tên T399, sau đổi thành: Khu học xá Miền núi Trung ương (1959-1961); Trường Bổ túc Văn hoá Miền núi Trung ương -T78 (1962-1984) (bắt đầu từ 1967 mang biệt danh T78); Trường Bổ túc Văn hóa Hữu Nghị-T78 (1980 - 2010); từ tháng 5/2010 mang tên Trường Hữu Nghị T78.

Từ những năm 1993 đến nay ngoài nhiệm vụ truyền thống là đào tạo LHS Lào, trường còn được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ quản lí, tổ chức ăn ở nội trú và giảng dạy chương trình trung học phổ thông cho học sinh Dân tộc thiểu số, góp phần tạo nguồn cán bộ cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Đây là một mô hình mới đối với trường nhưng lại có ý nghĩa chính trị và thực tiễn rất lớn. Taị đây học sinh các dân tộc Việt Nam cùng sinh hoạt, học tập nội trú, cùng tham gia các hoạt động tập thể với LHS Lào, tạo môi trường học tiếng Việt và giúp nhau học văn hoá rất thuận lợi đồng thời cùng nhau xây dựng tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt - Lào một cách cụ thể và sinh động. Từ đây dưới mái trường Hữu Nghị này hàng năm nhà trường lần lượt đón nhận lưu lượng hơn 700 học sinh DTNT Việt Nam cùng với khoảng 300 LHS Lào đến học tập và rèn luyện. Đối tượng LHS Lào giờ đây cũng đã thay đổi: ngoài số cán bộ chính trị được Ban Tổ chức Trung ương Đảng NDCM Lào tuyển chọn cử sang học dự bị tiếng Việt để sau đó vào học tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia, số còn lại sau khi học tiếng Việt và dự bị tại

trường sẽ đi học tiếp đại học, cao học và NCS ở tất cả các ngành chính trị, kinh tế, KHKT, văn hoá nghệ thuật, y tế, giáo dục… tại Việt Nam.

Xác định rõ vị trí đặc biệt của một trường chuyên biệt, nhiều năm qua các đôị ngũ lãnh đạo nhà trường luôn trăn trở để tìm ra những biện pháp tổ chức quản lý cuộc sống nội trú có kỷ cương nề nếp, trăn trở để tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy trong đội ngũ, chất lượng tự học tự nghiên cứu trong học sinh, sinh viên. Nhà trường luôn coi trọng công tác thi đua lấy đó làm đòn bẩy để tác động vào từng tập thể, cá nhân lấy cái tốt để đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong tập thể. Trong các năm học nhà trường tạo điều kiện cho hai tổ chức Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ Việt - Lào trong trường liên tục tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức và chủ đề khác nhau phù hợp với tuổi trẻ, tạo sân chơi thu hút mọi học sinh, sinh viên và góp phần phục vụ mục tiêu giáo dục toàn diện của trường. Nhiều thầy cô tuy tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ nhưng lòng yêu nghề, say mê sáng tạo với nhiệt tình và cái tâm trong sáng đã không quản khó khăn khuya sớm luôn gần gũi và sẵn sàng giúp đỡ các em không chỉ trong học tập, rèn luyện mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày như người thân trong gia đình, được các em học sinh Việt Nam cũng như các bạn lưu học sinh Lào quý mến và tin cậy.

Nhà trường luôn coi trọng việc dạy thật, học thật để đạt kết quả thật. Kết quả đào tạo trong nhiều năm qua đối với khối học sinh dân tộc nội trú đều đạt cao: xếp loại đạo đức khá, tốt hàng năm đều đạt từ 80% đến 90%, tỷ lệ lên lớp thẳng từ 98% trở lên, tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT thường đứng ở tốp đầu (riêng năm học 2006 – 2007 khi toàn ngành thực hiện phong trào nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, khối 12 DTNT của trường đỗ tốt nghiệp gần 90% ngay đợt thi đầu). Hàng năm khi ra trường, ngoài một số em được các địa phương cử tuyển đi học tiếp ở bậc học cao hơn thì tỷ lệ học sinh thi và đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp cũng như vào các trường Dự bị đại học Dân tộc mỗi năm một tăng; do có những thành tích trong học tập và rèn luyện nhiều em đã

vinh dự được nhận các phần thưởng từ các quỹ học bổng “Vừ A Dính” hoặc giải “Nữ sinh tài năng”… Đối với LHS Lào, hàng năm tỷ lệ xếp loại đạo đức đều đạt từ 80% khá, tốt trở lê; khi còn học chương trình một năm đã có từ 90% đến 100% LHS đủ điều kiện về tiếng Việt để đi học tiếp ở các trường đại học. Các năm học đều có giáo viên và học sinh đạt giải ở các kì thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức; nhiều học sinh đã đạt giải trong các hội thi văn hoá, văn nghệ, thể thao do địa phương cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Đã có 4 học sinh DTNT và nhiều LHS Lào được tổ chức cơ sở Đảng của trường cũng như của Đoàn LHS xét kết nạp ngay khi còn đang học tập, rèn luyện tại trường cùng với hàng trăm đoàn viên thanh niên ưu tú đã được công nhận là đối tượng tích cực của Đảng. Đảng bộ trường liên tục nhiều năm liền được cấp trên công nhận danh hiệu đơn vị “Trong sạch vững mạnh”; các tổ chức Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh, Công đoàn cơ sở, Hội phụ nữ cũng đều được các cấp từ địa phương đến Trung ương công nhận là đơn vị tiên tiến xuất sắc. Nhà trường nhiều năm liền được địa phương công nhận danh hiệu “Cơ quan văn hoá”. An ninh trật tự trong trường được bảo đảm, mối quan hệ giữa nhà trường và địa phương luôn chặt chẽ góp phần làm cho môi trường giáo dục trong sạch vì vậy không có trường hợp học sinh, sinh viên nào mắc vào các tệ nạn xã hội như: Ma tuý, mại dâm, cờ bạc… dẫn đến vi phạm pháp luật.

Kết quả quản lí và giáo dục toàn diện của trường đã có tiếng vang xa. Nhiều cán bộ lãnh đạo hoặc phụ huynh học sinh ở các tỉnh miền núi phía Bắc hay các địa phương của Lào có dịp tới thăm và tìm hiểu về mô hình hoạt động giáo dục khép kín về thời gian và các biện pháp cụ thể để thực hiện phương châm giáo dục toàn diện của nhà trường, được tận mắt thấy những hoạt động quản lí giáo dục hàng ngày và những nề nếp sinh hoạt nội trú, giảng dạy và học tập của nhà trường đều muốn được gửi gắm con em của mình đến trường để học tập và rèn luyện. Để tiếp tục có được những kết quả giáo dục thực chất, giữ được niềm tin như vậy, hàng năm ngoài sự nỗ lực

phấn đấu nâng cao hiệu quả của công tác dạy và học nhà trường còn phải tích cực phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộc của các tỉnh miền núi, với Bộ Giáo dục và Đại sứ quán Lào nhằm nâng cao dần chất lượng tuyển sinh đầu vào; có những biện pháp phối kết hợp thường xuyên với gia đình và địa phương có học sinh cùng với nhà trường tham gia vào công tác giáo dục học sinh.

Nhà trường đã vinh dự được nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước Lào tới thăm: đồng chí Phumivônichít, Thoongxinh Thammavong UVBCT Đảng NDCM Lào, đồng chí Phimmason Luongkhamma UVTƯ Đảng NDCM Lào, Bộ trưởng Giáo dục Lào, nay là Bí thư Tỉnh trưởng Luôngnamtha, đồng chí Xombat Diaho UVTƯ Đảng NDCM Lào, Bí thư Thủ đô; các đồng chí Thứ trưởng Giáo dục Lào Xi Viên, Boxengkham Vôngđala; Thứ trưởng Bộ Văn hoá Utama,... Đặc biệt tháng 12 năm 2002 nhân dịp kỉ niệm 45 năm ngày thành lập, trường đã vinh dự được đón đoàn cựu Lưu học sinh Lào gồm gần 50 đồng chí đều là những cán bộ cao cấp đại diện các cơ quan Trung ương và địa phương khắp cả nước Lào đến thăm trường. Mới gần đây năm 2005 trường vinh dự được đón đồng chí Trương Tấn Sang UVBCT, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đảng Công sản Việt Nam đến thăm.

Với những thành tích nổi bật, Trường Hữu Nghị T78 đã được Chính phủ Việt Nam ghi nhận và trao tặng: 2 Huân chương Lao động hạng 3 (năm 1976 và 1985), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1989), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2001) và được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2007); đã được Nhà nước và Chính phủ CHĐCN Lào tặng thưởng: Huân chương Itxala hạng Ba (năm 1984), Huân chương Itxala hạng Nhì (năm 1989), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2000); Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2002); được Bộ Giáo dục và Đào tạo cờ thi đua tặng đơn vị xuất sắc (năm học 2003 - 2004); được Chính phủ tặng cờ đơn vị dẫn đầu (năm 2004 - 2005) cùng với trên 80 cán bộ giáo viên được nhà nước

CHDCND Lào tặng Huân, Huy chương các loại và gần 30 lượt cán bộ, được Bộ Giáo dục đào tạo tặng Bằng khen qua các thời kỳ. Tại lễ kỉ niệm 45 năm thành lập trường, Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ đã trao tặng trường bức trướng ghi nhận sự đóng góp tích cực của trường trong sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo vì mục tiêu “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc”. Điều đó vừa là niềm tự hào, vinh dự to lớn nhưng đồng thời cũng thể hiện sự tự tin của hai Đảng, hai nhà nước Việt Nam - Lào đối với nhà trường trong chặng đường xây dựng và phát triển.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương (Trang 55)