Quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương (Trang 29)

Nhà trường là một tổ chức giáo dục, là một tế bào căn bản, chủ yếu, là đơn vị cấu trúc của hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường là nơi tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục theo yêu cầu của xã hội gồm hai chủ thể chính là người dạy và người học.

Vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục là quản lý nhà trường, vì nhà trường là cơ sở giáo dục, là nơi diễn ra các hoạt động và thực hiện các mục tiêu giáo dục. Vì vậy, quản lý nhà trường là một loại quản lý giáo dục đặc thù được thực hiện ở tầm vi mô.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường ở Việt Nam là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [13, tr.2].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể GV, học sinh và cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực

hiện có chất lượng, mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới” [27, tr. 34].

Tóm lại, quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh.

Quản lý nhà trường là hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của quản lý, đồng thời có những nét riêng đặc thù của nó. Quản lý nhà trường phải là quản lý toàn diện nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả. Thành công hay thất bại của nhiệm vụ đổi mới, nâng cao hiệu quả giáo dục đòi hỏi người quản lý phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của nhà trường, phải chú trọng tới việc cải tiến công tác quản lý giáo dục, để quản lý có hiệu quả các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)