Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương (Trang 35)

Vị trí của hoạt động GDNGLL

“HĐGDNGLL có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh, vì nó có nội dung phong phú hơn, các hình thức giáo dục đa dạng hơn, hấp dẫn hơn, phạm vi tiến hành rộng hơn, khả năng liên kết các lực lượng giáo dục dồi dào hơn” [23, tr.18].

Quá trình giáo dục và quá trình dạy học là những bộ phận của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất. Trong quá trình giảng dạy, ngoài việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống, còn phải luôn luôn có hiệu quả giáo dục (giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua các môn học) và tạo cơ sở cho toàn bộ quá trình giáo dục đạt hiệu quả. Trong quá trình giáo dục, ngoài việc hình thành cho học sinh về ý thức, hành vi, kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các quan hệ xã hội về chính trị, đạo đức, pháp luật... còn phải tạo cơ sở cho các em bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp. Vì vậy, quá trình giáo dục không những được thực hiện qua các hoạt động giáo dục trên lớp mà còn qua các HĐGDNGLL.

Kết quả giáo dục đó chính là: “Nhân cách - sức lao động” được hình thành ở học sinh. Đó là sự hình thành thái độ, kỹ năng của học sinh.

HĐGDNGLL là một bộ phận cấu thành trong hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục trong nhà trường được chia làm hai bộ phận:

- Hoạt động dạy học trên lớp; - HĐGDNGLL.

Mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Nó thực sự là bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông.

HĐGDNGLL là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội.

Từ những lý luận trên, chúng ta thấy HĐGDNGLL là một trong hai hoạt động giáo dục cơ bản trong nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục được thể hiện như sơ đồ 1.1.

Sơ đồ 1.1. Quan hệ giữa dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc giáo dục học sinh

Vai trò của hoạt động GDNGLL

- Hoạt động GDNGLL giúp các em học sinh củng cố tri thức của mình đã được học trên lớp. Học sinh có được các tri thức là nhờ vào nhận thức các

Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp Quá trình giáo dục học sinh

Hoạt động Dạy - Học và Giáo dục trên lớp

Mục tiêu giáo dục: Nhân cách học sinh; Phát triển toàn diện

bài giảng của thầy cô, cũng như tích lũy được trong quá trình tự học của mình. Để đối chiếu kiểm nghiệm tri thức đã có được, làm cho tri thức đó trở thành tri thức của mình thì vai trò của HĐGDNGLL rất quan trọng, các HĐGDNGLL sẽ giúp các em đưa kiến thức lý thuyết vào thực tế cuộc sống.

- Giúp các em học sinh bộc lộ khả năng của mình thông qua việc tự tổ chức các hoạt động, từ đó khẳng định vị trí của mình trong tập thể, vấn đề được đưa ra là vấn đề mở, các em dựa vào mục tiêu của các hoạt động, có thể phát huy hết khả năng của mình trong xây dựng đề cương, tổ chức thực hiện, phân công nhân sự, thực hành các hoạt động kiểm nghiệm chất lượng, tự đánh giá và rút kinh nghiệm cho các hoạt động khác.

- Tạo điều kiện cho các em học sinh chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Hoạt động nhận thức của học sinh được phát triển tối đa khi trong một hoạt động học sinh vừa là chủ thể, vừa là người thực hiện vừa là khách thể đánh giá. Trong các hoạt động của mình, dưới sự cố vấn của các thầy cô, học sinh chủ động đưa ra những giải pháp tình thế để giải quyết vấn đề một cách hợp lý, lôgic.

Chức năng của hoạt động GDNGLL

- Hoạt động GDNGLL củng cố các kiến thức đã được học trong các giờ học chính khóa. Thông thường việc sử dụng các hình thức hoạt động GDNGLL khác nhau sẽ làm cho học sinh hiểu rõ hơn những kiến thức mình đã được học.

- Hoạt động GDNGLL có chức năng định hướng, hình thành nhân cách cho học sinh. Thông qua nội dung và các hình thức hoạt động, học sinh được hình thành dần các giá trị về Chân – Thiện – Mỹ.

- Hoạt động GDNGLL có chức năng định hướng học sinh phát triển toàn diện, định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Thông qua các hoạt động này các em sẽ biết được mình làm tốt lĩnh vực gì và sẽ tìm hiểu kỹ lĩnh vực đó, biết bổ sung những kiến thức mà mình chưa có, biết tiết chế những vấn

đề làm giảm sự phát triển, từ đó chọn lựa cho mình một nghề nghiệp phù hợp nhất.

Tính chất của hoạt động GDNGLL

Hoạt động GDNGLL mang tính chất là tiết học ngoài giờ chính khóa. Thế nhưng cũng không thua kém gì với các môn học khác, những tiết học này đã mang lại nhiều điều bổ ích trong việc nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng và tình cảm cho học sinh thông qua những hình thức hoạt động khác nhau. Trong các HĐGDNGLL học sinh là những người tự thiết kế tiết học còn giáo viên là những người chỉ đạo tiết học này. Chính vì có đặc thù như vậy nên học sinh cần phải chủ động sáng tạo trong tiết học của mình. Trong khâu chuẩn bị học sinh cần phải chuẩn bị kỹ càng hơn, đặt ra những tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện tiết học, các biện pháp giải quyết những tình huống này cũng được học sinh đưa vào trong kế hoạch thực hiện chương trình.

Tóm lại, từ vị trí, vai trò, chức năng và tính chất của HĐGDNGLL ta thấy nó thật sự cần thiết và là bộ phận không thể thiếu của quá trình sư phạm tổng thể nói chung và cho học sinh dân tộc nội trú nói riêng. Thực hiện HĐGDNGLL có nội dung kế hoạch biện pháp và phương pháp đa dạng phong phú sẽ đạt hiệu quả giáo dục cao.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)