Các nhân tố thuộc về các nhà sản xuấtvà kinh doanh mặt hàng TCMN

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 57)

- Tây Âu (Pháp, Đức, Ailen, Hy Lạp) 148 452 687 580

a) Các nhân tố thuộc về các nhà sản xuấtvà kinh doanh mặt hàng TCMN

tỉnh Thanh hóa hiện nay

a) Các nhân tố thuộc về các nhà sản xuất và kinh doanh mặt hàng TCMN TCMN

Đặc điểm cơ bản của sản phẩm thủ công mỹ nghệ là để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của người dân ở nước nhập khẩu. Vì vậy tiêu chuẩn chất lượng thường rất chặt chẽ, các sản phẩm chỉ được phép nhập khẩu khi đã xác định là đủ tiêu chuẩn chất lượng. Đối với Thanh Hóa, khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường còn hạn chế, mức độ do các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất hầu hết là quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư ít, sự liên kết còn ở mức độ thấp do vậy khó có khả năng đáp ứng được các đơn hàng lớn.

Một vấn đề phổ biến hiện nay ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ là các sản phẩm làm theo đơn đặt hàng của khách hàng thường có chất lượng không đồng đều nhau do việc sản xuất chủ yếu được huy động nhân lực từ các hộ gia đình, kiểu dáng, mẫu mã, bao bì chậm đổi mới nên sản phẩm thiếu sức cạnh tranh (mẫu mã đơn điệu, hầu hết mẫu hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay vẫn sản xuất dựa theo đơn đặt hàng của phía người mua, đa phần giống với các sản phẩm tương tự của các cơ sở ở địa phương khác cả về mầu sắc và kiểu dáng). Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến các nhà nhập khẩu nước ngoài băn khoăn khi đặt hàng tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ.

Giá cả tiêu thụ

Vì các doanh nghiệp xuất khẩu hiện tại của Thanh Hóa chưa có khả năng tổ chức hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm ở các nước nhập khẩu mà thường bán hàng thông qua hệ thống phân phối của các khách hàng trung gian nước ngoài. Trong trường hợp này, yếu tố giá cả tỏ ra là một yếu tố cạnh tranh khá mạnh trong việc thuyết phục các khách hàng trung gian tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp của tỉnh thường không đủ khả năng đầu tư thiết bị để giám sát một số công đoạn thủ công, giảm hao hụt nguyên vật liệu, phải thuê nhà xưởng, chi phí vận chuyển cao, sản xuất thường phân tán đến từng hộ nhỏ lẻ nên chi phí trung gian cao đã làm đội giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của hàng TCMN của tỉnh trên thị trường, làm giảm hiệu quả hoạt động xuất khẩu.

Mạng lưới kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh đa số nhỏ lẻ, nhiều cơ sở không có điều kiện tham gia xuất khẩu trực tiếp, hạ tầng kỹ thuật sơ sài, hàng bán thường được ký gửi tại các đại lý của các nước khác. Xuất phát từ cơ sở sản xuất hàng TCMN của tỉnh còn nhỏ lẻ, manh mún nên hệ thống phân phối cũng chưa được chú ý. Điều này làm cho khách hàng khó tiếp cận được với sản phẩm TCMN của tỉnh và làm cho năng lực xuất khẩu sản phẩm TCMN của tỉnh bị giảm.

Quy mô sản xuất

Tham gia sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hóa bao gồm các thành phần kinh tế: quốc doanh, cổ phần, các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã và các làng nghề thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ và có 67 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ còn hoạt động .

Hầu hết các đơn vị này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, lao động không nhiều, tình hình trang thiết bị, cơ sở vật chất nghèo nàn, mặt bằng sản xuất hạn chế, chủ yếu là lao động thủ công, chất lượng sản phẩm không cao, doanh thu nhỏ, khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường. Chỉ có một số đơn vị được đầu tư trang thiết bị máy móc để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đó là Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư Thành, Công ty trách nhiệm hữu hạn Tiên Sơn... Tất cả những điều đó ảnh hưởng đến giá trị hàng xuất khẩu của tỉnh.

Hoạt động xúc tiến thương mại

Hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá và giới thiệu sản phẩm cũng như việc thâm nhập, tiếp cận và củng cố thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Thanh Hóa hiện được đánh giá là một trong những khâu yếu trong marketing của doanh nghiệp và làng nghề thủ công mỹ nghệ ở Thanh Hóa. Các doanh nghiệp Thanh Hóa không có khả năng về tài chính để tham dự các hội chợ lớn về hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ngoài do vậy không nắm được những thông tin về tình hình thị trường, giá cả, do đó thường bị

lúng túng trong việc triển khai sản xuất cũng như xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Ngoài ra, việc đăng ký thương hiệu, xúc tiến bảo hộ tên, xuất xứ hàng hóa mới thực hiện ở một số rất ít sản phẩm, ngay cả những sản phẩm có đăng ký thương hiệu do không quản lý được nên nhiều cơ sở sản xuất khác đã lợi dụng nhãn hiệu của cơ sở đã đăng ký để sản xuất ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng, làm ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w