Thực trạng triển khai chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàngTCMN của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 62)

- Tây Âu (Pháp, Đức, Ailen, Hy Lạp) 148 452 687 580

2.2.1.Thực trạng triển khai chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàngTCMN của Đảng và Nhà nước

c) Nhân tố thuộc về thị trường quốc tế

2.2.1.Thực trạng triển khai chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàngTCMN của Đảng và Nhà nước

của Đảng và Nhà nước

Nhận thức được ngành sản xuất TCMN có thể tận dụng được những lợi thế so sánh của đất nước, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN với mục tiêu bảo tồn và phát triển hoạt động sản xuất hàng TCMN, gia tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Dưới đây là một số văn bản quyết định chính về các chính sách được cập nhật mới nhất và hiện có hiệu lực, đây là những chính sách trực tiếp chi phối đến sự phát triển ngành từ khâu cung cấp nguyên liệu, đất đai dến khuyến khích đầu tư và xúc tiến thương mại:

Bảng 2.5: Hệ thống văn bản cơ chế, chính sách về xuất khẩu hàng TCMN của Nhà nước

Stt Tên văn bản Nội dung đề cập Ngày ban

hành

Đơn vị ban hành

Các văn bản pháp lý

1 QĐ 81/2005/QĐ – TTg – TTg

Chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho

lao động nông thôn 18/4/2005

Thủ tướng Chính phủ 2 06/2006/TTL T/BTC- BLDTBXH Hướng dẫn chính sách hỗ trợ dạy nghề

ngắn hạn cho lao động nông thôn 19/1/2006

Bộ Tài Chính, Bộ LĐ – TBXH 3 184/2004/QĐ – TTg

Sử dụng tín dụng của Nhà nước dành cho phát triển để nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các

làng nghề cho giai đoạn 2006 -2010 22/10/2004

Thủ tướng Chính phủ 4 88/2005/NĐ – CP Chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển Hợp tác xã 11/7/2005Chính phủ 5 134/2004/NĐ – CP Khuyến khích phát triên công nghiệp nông thôn 9/6/2007Chính phủ 6 910/2006/QĐ/BNN – CB Kế hoạch phát triển nghề thủ công nông thôn đến năm 2010 31/3/2006Bộ NN & PTNT 7 66/2006/NĐ – CP Phát triển nghề nông thôn 7/7/22006Chính phủ 8 279/2005/QĐ – TTg

Quy chế xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006 -2010

3/11/2005Thủ tướng Chính phủ 9 2471/2011/ QĐ- TTg Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 định hướng đến năm 2030 28/12/2011Thủ tướng Chính phủ 10 45/2012/NĐ –CP Nghị định về khuyến công 21/5/2012Chính phủ 11 151/2006/NĐ-CP Tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu 20/12/2006Chính phủ 12 246/2006/NĐ-TTg Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã 27/10/2006Thủ tướng Chính phủ 13 37/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại; 4/4/2006Chính phủ 14 156/2006/TTg Phê duyệt đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 30/6/2006Thủ tướng Chính phủ 15 61/2010/NĐ – CP Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn 4/6/2010Chính phủ

Nguồn: Thống kê của tác giả

Việc ban hành các chính sách trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN, theo đó Chính phủ thực hiện hỗ trợ chính sách trên nhiều lĩnh vực như mặt hàng, thương nhân và thị trường, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng TCMN của đất nước và đạt được nhiều kết quả khả quan.

Quá trình triển khai chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN của Nhà nước được thực hiện cụ thể như sau:

a) Chính sách mặt hàng

Chính phủ Việt Nam xem việc hỗ trợ để đẩy mạnh ngành thủ công mỹ nghệ phát triển như một biện pháp thực hiện xoá đói nghèo, đặc biệt ở các khu vực nông thôn. Vì vậy Chính phủ đã đề ra hàng loạt chính sách và biện pháp nhằm thực hiện chủ trương trên. Trong giai đoạn hiện nay nhằm phù hợp với các cam kết quốc tế đã ký kết, Nhà nước đã đưa ra một số chính sách mới áp dụng nhằm phát triển sản xuất, trong đó có khuyến khích phát triển các mặt hàng thuộc ngành nghề truyền thống nông thôn (sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ). Gồm: “ Luật Đầu tư “ ban hành tháng 11/2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật này, Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07.7.2006 về phát triển ngành thủ công nông thôn, Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 định hướng đến năm 2030; Nghị Định 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công; Ngoài ra gần đây nhất ngày 11/4/2013 chính phủ đã thông qua “Quyết định phê duyệt đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Từ những nghị định, quyết định ở trên, Nhà Nước đã yêu cầu các bộ, ban ngành, các địa phương thực hiện những nội dung cơ bản sau:

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và thông qua những chính sách bảo vệ lợi ích hợp pháp cho hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng thủ công nông thôn, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, thu hút nguồn lao động và góp phần tạo công ăn việc làm ở nông thôn, xoá đói giảm nghèo, bảo tồn và đẩy mạnh các giá trị văn hoá của dân tộc.

- Khuyến khích việc tự nguyện thành lập các hiệp hội của những nghề khác nhau hay ở những địa phương khác nhau nhằm có biện pháp hỗ trợ thực

tế cho sự phát triển của các cơ sở kinh doanh hàng thủ công, phản ánh được tâm tư và nguyện vọng của họ, đóng góp ý kiến cho các cơ quan nhà nước trong việc soạn thảo những cơ chế, chính sách phát triển ngành nghề ở nông thôn.

- Khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu theo hướng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng hàng hóa, gia tăng giá trị lao động kết tinh trong sản phẩm.

- Nhà nước tiến hành cung cấp vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng (đường xá, cung cấp điện nước, đảm bảo về môi trường), kho bãi, nhà xưởng cho các đối tượng dân cư tham gia vào sản xuất và kinh doanh hàng thủ công ở nông thôn và trợ cấp kinh phí đào tạo xúc tiến thương mại cho sản xuất hoặc kinh doanh nông thôn và cho các cơ sở kinh doanh hàng thủ công nhằm duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, hoạt động sản xuất và kinh doanh ở nông thôn, tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu nhập cho người lao động.

- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ tổ chức, hướng dẫn và cung cấp những nguồn quỹ cần thiết trong kế hoạch hàng năm dành cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ năng thiết kế và sử dụng các nguồn nguyên liệu thô trong nước, chỉ dẫn áp dụng các công nghệ thích hợp nhằm nâng cao năng suất lao động; giảm chi phí, đa dạng sản phẩm, tăng giá trị thẩm mỹ và sự tinh xảo của sản phẩm do các làng nghề sản xuất; nghiên cứu và chuyển giao công nghệ xử lý rác thải, chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường do các ngành nghề ở nông thôn gây ra.

Qua quá trình thực hiện chính sách mặt hàng, giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng tăng lên đáng kể, trong đó phải kể đến việc xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ với giá trị xuất khẩu của 9 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 3,3 tỷ USD (bình quân 1 tháng đạt 377 triệu USD), 2 tháng tiếp theo đã đạt từ 400 triệu USD trở lên trong 1 tháng; sản phẩm gốm sứ chiếm 37,8% tỷ trọng đạt kim ngạch 314,9 triệu USD, tăng 23,9% so với cùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kỳ. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây, tre và cói lại có xu hướng giảm, trong 9 tháng năm 2012, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chỉ thu về 832,2 triệu USD, giảm 71,4% so với cùng kỳ năm trước; ngoài ra mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong hàng thủ công mỹ nghệ là đá quý, kim loại quý và sản phẩm, chiếm 43,5% tỷ trọng, tương đương với 362,6 triệu USD, giảm 85,6% so với 9 tháng 2011. Điều đó đặt ra yêu cầu trong thời gian tới Nhà nước cần phải điều chỉnh chính sách mặt hàng sao cho phù hợp với tình hình xuất nhập khẩu.

b) Chính sách đối với thương nhân

Chính phủ ban hành nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu, Nghị định 246/2006/NĐ-TTg ngày 27/10/2006 về Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã...Ngày 27/11/2009 chính phủ thông qua “Quyết định phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn” đồng thời ban hành Nghị Định 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công…

Theo những nghị định, quyết định ở trên, Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện các biện pháp cơ bản sau:

- Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn, đào tạo, hội thảo, diễn đàn; tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước. Hỗ trợ khởi sự, thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nông thôn.

- Tư vấn trợ giúp các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nông thôn trong việc: Lập dự án đầu tư, marketing; quản lý sản xuất - tài chính - kế toán - nhân lực; thành lập doanh nghiệp; liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; ứng dụng công nghệ - thiết bị mới. Tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận các chính sách

ưu đãi đầu tư, chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính sách tài chính - tín dụng và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước.

- Đối với lao động, sẽ có sự ưu tiên dành cho đào tạo và sử dụng người lao động là thành viên của những hộ gia đình có đất đai thuộc diện quy hoạch của nhà nước phục vụ cho công tác phát triển ngành nghề nông thôn và người lao động địa phương.

- Đối với đào tạo, bản thân người thợ thủ công có thể tổ chức truyền nghề của mình và thu phí từ những học viên theo nguyên tắc hai bên cùng thoả thuận và hoạt động này được miễn thuế; thợ thủ công, hợp tác xã, tổ chức và các hiệp hội sẽ được khuyến khích thực hiện việc truyền nghề và các khoá đào tạo cho người lao động; các trường đào tạo nghề của nhà nước sẽ ưu tiên cho hoạt động đào tạo nghề của các cơ sở kinh doanh hàng thủ công nông nông; mỗi huyện có thể thiết lập một trung tâm đào tạo nghề, đặc biệt là nghề truyền thống ở địa phương.

Quá trình thực hiện chính sách thương nhân tuy đã góp phần hỗ trợ cho hệ thống thương nhân trong việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm TCMN, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như mức lãi suất cho vay còn cao nên thương nhân vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn buộc phải ngưng sản xuất, hoặc mức hỗ trợ chưa nhiều nên giá thành các sản phẩm TCMN của Việt Nam còn cao, doanh nghiệp khó cạnh tranh so với các đối thủ của các nước khác, do đó hiệu quả của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN còn chưa cao.

c) Chính sách thị trường

Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại; ban hành Quyết định số 156/2006/TTg ngày 30/6 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010. Theo đó, Nhà nước quan tâm đến các hoạt động xúc tiến thương mại và tạo lập thị trường bằng việc tăng cường tổ chức các hội trợ triển lãm, các phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm, các tuần lễ văn hóa ở một số nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc,

Nhật Bản…

- Chính phủ giao Bộ Công Thương sẽ trực tiếp điều hành các thương vụ ở nước ngoài khai thác thị trường của nước chủ nhà, giới thiệu họ với các cơ sở kinh doanh hàng thủ công trong nước để mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm TCMN.

- Cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công, thông tin thị trường, phổ biến kinh nghiệm, mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, thông qua các hình thức như: Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; xuất bản các bản tin, ấn phẩm; xây dựng dữ liệu, trang thông tin điện tử; tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác.

Trong thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều hỗ trợ trong việc thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức như tổ chức các hội trợ triển lãm, các gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm nhiều thị trường mới. Tuy nhiên có thể thấy nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại nói chung và xúc tiến xuất khẩu hàng TCMN nói riêng còn hạn hẹp, số lượng và chất lượng các hoạt động xúc tiến thương mại còn hạn chế do đó hiệu quả của chính sách thị trường chưa cao.

Như vậy, xuất khẩu hàng TCMN được hưởng nhiều ưu đãi về đầu tư (giảm hoặc miễn) đối với thuế đất đai, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhập khẩu đối với thiết bị và máy móc được nhập khẩu để tạo ra những tài sản cố định. Hoạt động xuất khẩu đã được hỗ trợ thông qua chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu và để xây dựng và nâng cấp năng lực kinh doanh. Các nhà xuất khẩu và sản xuất cũng có thể tiếp cận với nhiều nguồn ưu đãi về tài chính ở Quỹ Quốc gia về việc làm và Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho các hoạt động đầu tư và xuất khẩu. Tuy nhiên hiệu quả của các chính sách mặt hàng, chính sách thương nhân và chính sách thị trường còn nhiều hạn chế,

việc thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu chưa thực sự đem lại kết quả khả quan cho ngành sản xuất TCMN của Việt Nam.

2.2.2. Thực trạng hoạch định và thực thi chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 62)