- Là chính sách được Nhà nước ưu tiên để giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn, tạo nguồn thu cho
b) Thực trạng sản xuất hàngTCMN của tỉnh Thanh Hóa
Tỉnh Thanh Hóa có 59.808 cơ sở sản xuất ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó chủ yếu là cơ sở tổ hợp, hộ cá thể với 58.100 cơ sở, 230 doanh nghiệp tư nhân, 651 hợp tác xã, 649 công ty trách nhiệm hữu hạn, 178 công ty cổ phần. Ngoài ra, trên địa bàn toàn tỉnh có 219 làng nghề, trong đó làng nghề truyền thống 103, làng có nghề mới 116; có tổng số lao động được đào tạo và có việc làm trên 21.000 lao động. Do vậy xuất khẩu hàng TCMN có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh cũng như giải quyết việc làm và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề trong nông nghiệp nông thôn.
Thống kê số làng nghề truyền thống
Theo kết quả khảo sát, thống kê bước đầu, tỉnh Thanh Hóa có 103 làng nghề truyền thống hoạt động trong 11 nghề, trong đó có 67 làng nghề còn hoạt động và 36 làng nghề đã mai một:
Bảng 2.1: Các làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hóa
TT Nghề hoạt động Tổng số Số làng nghề
hoạt động
1 Nghề Dệt (chiếu, thảm cói; thổ cẩm, tơ tằm,
nhiễu...) 22 13
2 Nghề đan lát (mây, tre, giang...) 20 12
3 Nghề khâu nón lá 4 2 4 Nghề mộc 4 3 5 Nghề gốm 5 2 6 Nghề đá (ốp lát, vật liệu xây dựng...) 4 3 7 Nghề kim khí (rèn, đúc...) 4 3 8 Chế biến lâm sản 17 13 9 Nghề làm nước mắm 4 4 10 Nghề làm muối 5 3 11 Nghề khác 14 9 Tổng 103 67
Nguồn: Sở Công Thương Thanh Hóa.
Đánh giá thực trạng làng nghề truyền thống * Một số làng nghề tiêu biểu còn hoạt động:
- Các làng nghề chiếu cói: Phát triển ở các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn và một số xã của huyện Nông Cống... Phát triển mạnh nhất ở Nga Sơn là huyện có nghề dệt chiếu và chế biến cói truyền thống lâu đời và nổi tiếng.
- Các làng nghề mây tre đan: Nghề này trước đây phát triển ở các huyện miền núi và một số huyện đồng bằng ven biển như Quảng Xương, Hoằng Hóa, Yên Định... theo thống kê khu vực miền núi có 21 thôn bản làm nghề này nhưng đến nay nghề này ở các huyện miền núi phát triển không đáng kể. Hiện tại nghề này đang được duy trì phát triển mạnh tại Quảng Đức, Quảng Phong
huyện Quảng Xương; Hoằng Thịnh huyện Hoằng Hóa; Yên Lạc huyện Yên Định...
- Nghề rèn: Nghề này được phát triển ở Hậu Lộc, một số địa phương vùng lân cận và một số bản người Mông (đồng bào Mông có kỹ thuật rèn kim loại tốt, sản phẩm chủ yếu là dao, cuốc, súng kíp và một số vật dụng trong gia đình). Hiện nay nghề được phát triển mạnh ở Hậu Lộc - làng rèn Tất Tác thuộc xã Tiến Lộc huyện Hậu Lộc.
- Làng nghề tơ tằm, dệt nhiễu Hồng Đô xã Thiệu Đô huyện Thiệu Hóa:
Nhiễu Hồng Đô Thiệu Hóa đã nổi tiếng trong và ngoài nước, làng nghề có tuổi đời đã hơn 500 năm, trước kia Hồng Đô có khoảng 400-500 khung dệt, thu hút 700-800 lao động và hơn 1000 lao động trồng dâu nuôi tằm. Những năm gần đây làng nghề nhiễu Hồng Đô vẫn duy trì nhưng chỉ còn hơn 100 khung dệt và mỗi năm sản xuất ra 20-90 nghìn m2 nhiễu. Diện tích trồng dâu toàn xã hiện nay là 70 ha.
- Làng nghề đá và sản xuất vật liệu xây dựng ở Đông Hưng huyện Đông Sơn: Mới phát triển mạnh từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX
Nguyên nhân phát triển: Sản phẩm tuy chưa xây dựng thương hiệu nhưng đã có tiếng từ lâu được nhiều người mến mộ, có thị trường, có những đầu mối làm cầu nối giữa sản xuất và thị trường, là nơi có nhiều nguyên liệu cho sản xuất của làng nghề.
* Một số làng nghề đang mai một dần:
- Làng nghề đúc đồng Trà Đông - Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa: Trước năm 1990 có khoảng 300 lò đúc, sản lượng gần 1000 tấn/năm, 70% lao động tham gia. Ngày nay chỉ còn hơn 20 lò đúc hoạt động cầm chừng; sản xuất trông chờ vào tiêu thụ một ít sản phẩm truyền thống (chiêng, niếng, lư hương...) cho miền núi và một số đơn đặt hàng đơn chiếc đáp ứng yêu cầu một vài cá nhân, sản phẩm ít đổi mới mẫu mã, khả năng tư duy để chuyển đổi nghề truyền thống thành sản phẩm hàng hóa của người lao động yếu, phần lớn chỉ chờ đợi đơn đặt hàng các nơi đem đến nên việc làm rất ít.
- Làng nghề chạm, khắc đá Nhuệ Thôn ở xã Đông Hưng huyện Đông Sơn: Chỉ còn khoảng 100 người làm nghề khắc đá, sản phẩm tuy có đổi mới kiểu dáng chút ít, nhưng nhìn chung vẫn đơn giản, kém sắc sảo và tinh vi, nghệ nhân ít có cơ hội truyền nghề.
Nguyên nhân chậm phát triển: Nhận thức về chuyển đổi sản phẩm của nghề thành hàng hóa chưa cao, ít thay đổi mẫu mã. Sự gắn kết giữa làm nghề với các nghề khác chưa có (dịch vụ du lịch, bảo tồn bảo tàng), công tác thị trường và xúc tiến thương mại yếu.
- Làng gốm Đông Hương, thành phố Thanh Hóa và các huyện khác: Trước năm 1995 nghề gốm phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh như Xuân Thiên huyện Thọ Xuân; Thọ Đồn huyện Vĩnh Lộc; Hoằng Hợp huyện Hoằng Hóa; Thiệu Khánh huyện Thiệu Hóa...
Nguyên nhân chậm phát triển: công nghiệp nhựa và giấy phát triển, nhiều loại sản phẩm ra đời thay thế dần các sản phẩm cùng loại làm bằng gốm, do không kịp chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, ít đổi mẫu mã sản phẩm, công nghệ, thiết bị đổi mới chậm... nên sản phẩm gốm thị trường bị thu hẹp lại và mất dần, đến nay chỉ còn một vài cơ sở hoạt động có tính chất cầm chừng, sản phẩm chủ yếu là các loại ống, ngói lợp phục vụ cho thoát nước, xây dựng dân dụng và một số đồ phục vụ cho sinh hoạt gia đình (vại, nồi đất...)
- Làng nghề Dệt thổ cẩm: hầu hết các làng bản ở các huyện miền núi đều có nghề cổ truyền dệt thổ cẩm (theo số liệu khảo sát điều tra nghề dệt thổ cẩm khu vực miền núi có 68 làng bản làm nghề này).
Nguyên nhân chậm phát triển: Sản xuất nhỏ mang tính tự cấp tự túc, ở mỗi gia đình đều có khung cửi dệt vải, sản phẩm sản xuất ra phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt của dân địa phương, do quy mô nhỏ lẻ, sức cạnh tranh kém và thiếu thị trường tiêu thụ. Từ khi công nghiệp phát triển, vải các loại ra nhiều với nhiều loại mẫu mã, đã tác động mạnh đến nhu cầu tiêu dùng của người dân miền núi, làm cho các sản phẩm của các làng nghề dệt thổ cẩm bị thu nhỏ, mai
một dần. Từ năm 2000 do nhu cầu đời sống hàng ngày càng phát triển, với sự phát triển du lịch và khôi phục bản sắc văn hóa dân tộc, sản phẩm thổ cẩm đang dần trở thành hàng hóa, bước đầu có một vài nơi sản xuất thành hàng hóa để bán phục vụ du lịch (Cẩm Lương huyện Cẩm Thủy, Xuân Phú huyện Quan Hóa...).
Một số làng nghề khác: Trên địa bàn các huyện còn nhiều làng nghề khác như làng nghề làm chổi đót (huyện Như Thanh), làng nghề làm mành tre, trúc (huyện Hà Trung); làng nghề làm chè lam (huyện Vĩnh Lộc); làng nghề làm bánh gai (huyện Thọ Xuân); làng nghề làm nghề mộc, làng nghề săm tơ... cũng sản xuất ở dạng cầm chừng, thu nhập của người lao động thấp.
Ngoài ra, tham gia vào quá trình sản xuất hàng TCMN còn có nhiều công ty, tồn tại dưới nhiều hình thức như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các hợp tác xã…Trong đó có nhiều công ty thực hiện quy trình sản xuất khép kín từ việc chuẩn bị nguồn nguyên liệu, tổ chức sản xuất và thực hiện xuất khẩu trực tiếp. Một số công ty hoạt động mạnh trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN trên địa bàn tỉnh như Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thanh Hóa, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu chiếu cói Nga Sơn, Công trách nhiệm hữu hạn Tư Thành…
Tuy nhiên có thể thấy hoạt động sản xuất hàng TCMN trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, cụ thể:
- Khi các đơn đặt hàng càng lớn bao nhiêu thì càng có nhiều nhóm, nhiều hộ gia đình tham gia vào làm hàng bấy nhiêu; và nhiều hộ gia đình tham gia làm hàng cho một đơn đặt hàng nằm rải rác ở nhiều làng sẽ khác nhau gây rất nhiều khó khăn trong việc kiểm tra chất lượng.
- Số lượng nghệ nhân, thợ tay nghề cao ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ còn hạn chế mà chủ yếu phải huy động nhân lực của các gia đình, của các hộ sản xuất trong làng, xã, cả phụ nữ và các em nhỏ... lúc nông nhàn, do vậy sản phẩm do các đối tượng này thường có chất lượng thấp.
- Nguồn nhiên liệu ngày càng khan hiếm và được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau (chất lượng không đồng bộ), công tác đảm bảo chất lượng ngay từ khâu xử lý nguyên liệu còn yếu kém.
- Còn coi nhẹ hoặc buông lỏng công tác giám sát quy trình gia công sản phẩm tại hộ gia đình.
- Đối với các sản phẩm TCMN do các công ty trong tỉnh thực hiện sản xuất thì hạn chế lớn nhất là ở kiểu dáng, mẫu mã khá đơn điệu, ít sáng tạo mẫu mới, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, nguồn vốn phục vụ sản xuất còn hạn chế do đó khó có đủ khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn.
Do vậy trong nhiều trường hợp sản phẩm lỗi, hỏng hoặc chất lượng không đảm bảo theo đúng đơn đặt hàng đã ảnh hưởng xấu đến uy tín các nhà phân phối, kinh doanh xuất nhập khẩu và dẫn đến hậu quả khách hàng sẽ không tiếp tục đặt hàng trong những năm tiếp theo.
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Thanh hóa