Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 99)

- Cần nâng cao chất lượng công tác qui hoạch, kế hoạch đẩy mạnh

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

- Chính phủ xây dựng và ban hành chiến lược hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó có hàng TCMN theo hướng đảm bảo hoạt động xuất khẩu diễn ra nhịp nhàng hơn, linh hoạt hơn, phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của đất nước. Xây dựng hoàn thiện các văn bản Luật và dưới luật để điều chỉnh các hoạt động thương mại nhằm làm cho hàng hóa lưu thông thông suốt qua việc áp dụng hệ thống luật và chính sách quản lý.

- Đề nghị Chính phủ cho thành lập Trung tâm thiết kế và phát triển sản phẩm đảm bảo cung cấp hoạt động đào tạo thường xuyên cho các nhà thiết kế ngành thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ các trường đại học có đào tạo chuyên ngành mỹ thuật công nghiệp đào tạo các nhà thiết kế cho ngành thủ công mỹ nghệ và liên kết các nhà thiết kế với các nhà xuất khẩu dưới dạng các chương trình thực tập; đào tạo các chuyên gia thiết kế cho ngành thủ công mỹ nghệ để thực hiện nâng cao chất lượng hàng TCMN.

- Đề nghị Chính phủ ưu tiên hỗ trợ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Cục xúc tiến thương mại cần hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường xuất khẩu chủ lực, đặc biệt là các thị trường thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản. Quan tâm ưu tiên xây dựng các trung tâm hội chợ triển lãm, trung tâm tổ chức hội nghị và sự kiện, sàn giao dịch... Nhà nước, các cơ quan xúc tiến thương mại cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, nhất là việc trưng bày sản phẩm và phát triển hệ thống đăng ký thương hiệu sản phẩm (hoạch định chính sách, cải cách thủ tục hành chính, tư vấn giúp doanh nghiệp đăng ký bảo hộ bản quyền, mở rộng tuyên truyền, quảng bá giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu...

- Hàng năm Chính phủ có phê duyệt chương trình xúc tiến thương mại quốc gia cho cả năm. Để nâng cao hiệu quả hơn nữa cho các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, đề nghị Chính phủ quan tâm chú ý:

+ Đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn hỗ trợ, điều chỉnh cơ cấu hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn hỗ trợ.

+ Đảm bảo quản lý hiệu quả nguồn tài chính hỗ trợ của nhà nước; ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng xuất khẩu nhưng khó khăn về tài chính để tự mình tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại.

+ Tập trung xúc tiến thương mại theo từng chuyên đề, ngành hàng và thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia; đổi mới các cơ chế tài chính, giảm tối đa các quy định, thủ tục hành chính, kế toán rườm rà đối với các khoản chi cho các nội dung đã được duyệt cho hoạt động xúc tiến thương mại.

+ Theo dõi và điều hành tỷ giá hối đoái, luôn bảo đảm một tỷ giá có lợi cho xuất khẩu.

+ Nhà nước và các cơ quan quản lý cần quy hoạch các vùng nguyên liệu (cói, mây, dừa, nguyên liệu tơ tằm...) để giảm bớt phụ thuộc nguyên liệu từ nước ngoài, tạo ổn định cho sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của hàng

thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Cũng có thể có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.

- Nhà nước cần có biện pháp và kế hoạch phát triển các làng nghề TCMN ở các địa phương trong cả nước, xem xét phê duyệt cấp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các làng nghề có xuất khẩu trên 30% giá trị sản lượng hàng hóa.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w