Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 54)

- Là chính sách được Nhà nước ưu tiên để giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn, tạo nguồn thu cho

b) Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Sản phẩm xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chủ yếu là mây tre đan; cót ép; thảm, chiếu cói; thêu ren; sơn mài; đá mỹ nghệ; thảm xơ dừa v.v...

Mặt hàng mây tre đan là sản phẩm xuất khẩu truyền thống và là thế mạnh của tỉnh, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu với thị trường xuất khẩu chính là Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Oxtraylia...

Mặt hàng thêu ren trước đây là mặt hàng thế mạnh của tỉnh nhưng trong những năm trước đây do nhu cầu thị trường có hạn chế, giá cả lại không tăng làm cho mặt hàng này không có sự phát triển, một vài năm gần đây đang được phục hồi và phát triển với thị trường chủ yếu là Pháp, Đức, Thái Lan, Nga.

Sản phẩm chiếu cói, thảm cói là mặt hàng xuất khẩu truyền thống lâu đời của tỉnh Thanh Hóa nhưng những năm gần đây mới phục hồi và được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản

Ngoài các mặt hàng nêu trên, thời gian qua hàng thủ công mỹ nghệ của Thanh Hóa còn có một số mặt hàng khác được xuất khẩu sang một số nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Italia, Châu Âu như mặt hàng đá mỹ nghệ, sản phẩm mỹ nghệ từ xơ dừa, nón lá, dụng cụ thể thao, tóc, lông mi giả v.v...

Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2008 - 2012

ĐVT: 1.000 USD

Năm

Sản phẩm 2008 2009 2010 2011 2012

1. Hàng Thêu 254 628 1.174 1.423 1.650

2. Hang mây + Tre 2.451 2.747 2.386 2573 3025

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w