Vấn đề con người là vô cùng quan trọng, việc hoạch định chính sách

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 83)

cần được thực hiện bởi những cán bộ có trình độ hiểu biết sâu rộng, có uy tín và kinh nghiệm.

- Về cơ bản, việc hoạch định chính sách đẩy mạnh xuất khẩu đã được thực hiện đầy đủ qua các bước như phân tích vấn đề, lựa chọn mục tiêu, công cụ, giải pháp tác động, tuy nhiên trong mỗi bước của quá trình chính sách cần

thực hiện kỹ lưỡng, tỉ mỉ, đồng thời phải luôn đạt chính sách trong trạng thái động bởi sự biến động của thế giới diễn ra từng ngày, nếu không chú ý sẽ dẫn đến sản phẩm chính sách có phần không sâu sát, tính thực tiễn và phù hợp với điều kiện cạnh tranh hiện tại còn thấp.

- Việc hoạch định chính sách phải được thực hiện theo hướng đảm bảo chính sách có tác động đồng bộ đến các yếu tố liên quan quá trình sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN như nguyên liệu đầu vào – sản xuất – tiêu thụ sản phẩm.

Về công tác tổ chức thực thi chính sách

Trong quá trình thực thi chính sách còn xuất hiện một số vấn đề liên quan làm hiệu quả của hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu chưa cao, cụ thể:

- Khi có sản phẩm chính sách thì sản phẩm chính sách đó phải được thực hiện bằng con đường nhanh nhất để sớm phát huy hiệu quả, do đó cần chú ý đến các bước trong quá trình thực thi chính sách sao cho gọn nhẹ nhưng hiệu quả, đặc biệt là vấn đề thủ tục tránh rườm rà.

- Quá trình thực thi chính sách thì luôn phải kiểm tra đánh giá trong mọi giai đoạn để có những thông tin cần thiết nhằm điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

- Để chính sách đi vào thực tiễn thì cần có sự phối hợp của rất nhiều bộ phận khác nhau, do đó cần chú ý đến cơ chế phối hợp giữa các thành viên liên quan để việc thực hiện diễn ra nhịp nhàng, hiệu quả.

- Bộ máy thực thi chính sách cần được chọn lọc, các cán bộ thực hiện phải thực sự hiểu biết, có uy tín cao tránh tình trạng có sản phẩm chính sách tốt nhưng cán bộ thực thi thì chưa đủ năng lực, uy tín và đạo đức nghề nghiệp làm thất thoát tài sản nhà nước, ảnh hưởng đến hiệu quả chính sách.

CHƯƠNG 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG TCMN CỦA TỈNH THANH HÓA ĐẾN MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG TCMN CỦA TỈNH THANH HÓA ĐẾN

NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG TCMN CỦA TỈNH THANH HÓA ĐẾN MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG TCMN CỦA TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

3.1.1. Mục tiêu sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đến năm 2015, định hướng đến năm 2020

a) Mục tiêu chung

Phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN trở thành ngành thế mạnh của tỉnh trên cơ sở tận dụng các lợi thế so sánh của địa phương, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, mang lại hiệu quả chung cho toàn xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w