Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Thanh Hóa

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 45)

- Là chính sách được Nhà nước ưu tiên để giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn, tạo nguồn thu cho

a) Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Thanh Hóa

Vị trí địa lý tự nhiên

Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 11.112 km2, là tỉnh có miền núi, vùng cao - biên giới, vùng đồng bằng và ven biển. Dân số toàn tỉnh năm 2012 là 3,82 triệu người, chiếm 4,46% về dân số và 3,4% về diện tích cả nước. Thanh Hóa nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, có đường quốc lộ IA và đường sắt xuyên Việt Bắc Nam, quốc lộ 45,47,10 chạy qua các vùng, miền trong tỉnh; đường chiến lược 15A và đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi của tỉnh và các miền trong cả nước; đường 217 nối liền tỉnh Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào; cảng nước sâu Nghi Sơn cho tàu 10.000 tấn trở lên ra vào; sân bay Sao Vàng có khả năng mở rộng kết hợp dịch vụ dân dụng.

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: có diện tích tự nhiên 1.112.000 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 10.157 ha; đất chưa sử dụng 153.520 ha với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả.

Tài nguyên rừng: tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 50.000 - 60.000 m3. Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ, loài; có các loại gỗ quý hiếm như: lát, pơ

mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre. Ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ … Các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Thanh Hoá là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha .

Tài nguyên biển: tỉnh có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng

17.000 km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào. Đây cũng là những trung tâm nghề cá của tỉnh. Ở vùng cửa lạch là những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng và sản xuất muối. Diện tích nước mặn ở vùng biển đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng chục ngàn ha nước mặn ven bờ thuận lợi cho nuôi nhuyễn thể vỏ cứng như ngao, sò … Vùng biển Thanh Hoá có trữ lượng khoảng 100.000 - 120.000 tấn hải sản, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao.

Tài nguyên khoáng sản: Thanh Hoá là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng; có 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khác nhau, nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả nước như: đá granit và marble (trữ lượng 2 -3 tỉ m3), đá vôi làm xi măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (85 triệu tấn), crôm (khoảng 21 triệu tấn), quặng sắt (2 triệu tấn), secpentin (15 triệu tấn), đôlômit (4,7 triệu tấn), ngoài ra còn có vàng sa khoáng và các loại khoáng sản khác.

Tài nguyên nước: Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng, sông Yên với tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756km2; tổng lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3. Sông suối Thanh Hoá chảy qua nhiều vùng địa hình phức tạp, là tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện. Nước ngầm ở Thanh Hoá cũng rất phong phú về trữ lượng và chủng loại bởi vì có đầy đủ các loại đất đá trầm tích, biến chất, mac ma và phun trào.

Nguồn nhân lực

Dân số năm 2012 của tỉnh là 3.825.000 người, trong đó dân số thành thị chiếm 10, 52%, dân số nông thôn chiếm 89,48%; dân số 11 huyện miền núi 918.215 người chiếm 24% dân số của tỉnh. Nguồn lao động hiện có 2.351.104 người; số người đang tham gia lao động trong nền kinh tế quốc dân có 2.187.132 người, riêng miền núi 657.472 người.

- Cơ cấu lao động trong các lĩnh vực: Nông Lâm Ngư nghiệp 71,83%; Công nghiệp Xây dựng Giao thông vận tải 12,09%; Dịch vụ 16,08%. Riêng miền núi: Nông Lâm nghiệp 82,90%, Công nghiệp Xây dựng Giao thông vận tải 9,4%, Dịch vụ 7,7%.

- Chất lượng lao động:

+ Trình độ văn hóa: Đã tốt nghiệp từ tiểu học trở lên đạt 96,81%

+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 27%, trong đó Cao đẳng, Đại học, Trung cấp trở lên là 10%; Dạy nghề 17% (trong đó dài hạn 5,2%, ngắn hạn 11,8%). Riêng miền núi trình độ văn hóa tốt nghiệp từ tiểu học trở lên 87,15%, lao động qua đào tạo mới đạt khoảng 18,3% tổng số lao động của miền núi, trong đó 9,52% được đào tạo cơ bản có bằng tốt nghiệp; trình độ Trung cấp, Cao đẳng, đại học chỉ chiếm 3% lao động qua đào tạo. Người Thanh Hóa có truyền thống cần cù, có tinh thần vượt khó, thông minh sáng tạo, có khả năng nắm bắt khoa học, kỹ thuật hiện đại, có khả năng thích ứng với những tình huống phức tạp. Đây là lợi thế cơ bản, là tiền đề quan trọng để Thanh Hóa đẩy mạnh xuất khẩu và tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Về phát triển kinh tế

Trong giai đoạn 2008 - 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Thanh Hóa đạt 7,5%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân thời kỳ 2004 - 2008 (7,2%) và năm 2012 đạt 7,8%; GDP bình quân đầu người năm

2012 đạt 930 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2008. Giá trị gia tăng nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 4,4%/năm và năm 2012 giảm 0,2%; giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân hàng năm 11,3% và năm 2012 tăng 7,8%; Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 15,5%/năm, tăng 1,7% so với thời kỳ 2004 - 2008 và năm 2012 đạt 117%; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm 9,1% (tăng 1,9% so với thời kỳ 2004 - 2008) và năm 2012 đạt 10,2%.

Hoạt động xuất khẩu được quan tâm chỉ đạo và không ngừng phát triển cả về kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, giá cả và thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu so với tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh vẫn còn yếu kém. Quy mô sản xuất hàng xuất khẩu còn quá nhỏ. Xuất khẩu nguyên liệu thô và tài nguyên khoáng sản còn chiếm tỷ trọng lớn. Giá trị xuất khẩu của tỉnh còn quá nhỏ bé so với tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc; thị trường xuất khẩu còn hạn hẹp và thiếu ổn định; công tác đầu tư và xúc tiến thương mại chưa được quan tâm đúng mức; công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến hàng xuất khẩu còn bộc lộ nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w