Hoàn thiện chính sách về mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 88)

- Giá trị hàngTCMN xuất khẩu đến 2015 đạt 25 triệu USD và đến

3.2.1.Hoàn thiện chính sách về mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu

f) Quan điểm 6: Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàngTCMN phả

3.2.1.Hoàn thiện chính sách về mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu

Để đạt được mục tiêu phát triển hoạt động xuất khẩu hàng TCMN với tốc độ nhanh, bền vững cần phải có những tư duy mới về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Các doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề mất dần thị phần ở một số thị trường do các sản phẩm không có nhiều kiểu dáng mẫu mã phong phú,

chất lượng kém, giá trị còn thấp hoặc các doanh nghiệp, các làng nghề trong tỉnh không đủ khả năng sản xuất đáp ứng các đơn hàng lớn. Do đó tỉnh cần có hoàn thiện chính sách mặt hàng TCMN xuất khẩu theo những hướng sau:

Thực hiện khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng hàng TCMN

- Thực hiện tốt chính sách đa dạng hóa sản phẩm: do nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trên thế giới đang thay đổi. Vì vậy rất cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiến hành đa dạng hóa sản phẩm TCMN, sản xuất ra những sản phẩm đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, cải thiện chất lượng, độ đồng đều, độ an toàn với môi trường của sản phẩm

- Nâng cao năng lực thiết kế mẫu sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng: hàng TCMN là một trong những mặt hàng có tính thời trang. Ngoài yếu tố về chất lượng, giá cả thì yếu tố hợp thời trang cũng quyết định tới tình hình tiêu thụ sản phẩm. Do đó cần có chính sách đào tạo nâng cao trình độ cho các nhà thiết kế, các nghệ nhân. Trong một số trường hợp có thể xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp thuê các chuyên gia thiết kế nước ngoài tại những nhóm thị trường trọng điểm hoặc liên kết với họ trên cơ sở phân chia lợi nhuận bán hàng. Đây là một giải pháp mang tính dài hạn vì họ có khả năng thiết kế ra các sản phẩm phù hợp với thị trường xuất khẩu của tỉnh.

Hỗ trợ các doanh nghiệp, các làng nghề đổi mới công nghệ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN:

- Việc đổi mới công nghệ trước hết là việc làm của bản thân các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề và do các cơ sở sản xuất tự quyết định, đồng thời cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền tỉnh và các hiệp hội ngành nghề. Đổi mới công nghệ hiện đại, hiện đại hóa công nghiệp theo phương châm kết hợp công nghệ tiên tiến với công nghệ cổ truyền để nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường;

- Cân nhắc sử dụng nguồn ngân sách của tỉnh để thực hiện đầu tư cho hoạt động nghiên cứu hoàn thiện công nghệ mới, chế tạo máy móc thiết bị phù hợp với từng loại ngành nghề, sản phẩm, lựa chọn công nghệ mẫu thích hợp với các cơ sở ngành nghề ở từng địa phương, làng xã để nhân rộng ra các nơi khác, cung cấp thông tin về thiết bị công nghệ nhập ngoại cho các cơ sở sản xuất kinh doanh để lựa chọn cho phù hợp với khả năng của mình; thành lập các trung tâm tư vấn phục vụ, hướng dẫn chuyển giao công nghệ tại các doanh nghiệp ,các làng nghề...

- Hỗ trợ tổ chức các hoạt động giao lưu học tập công nghệ sản xuất tiên tiến ở trong và ngoài nước thông qua việc tổ chức các hoạt động tham quan, học hỏi kinh nghiệm, đồng thời tiến hành mời các chuyên gia ở các nước có ngành sản xuất TCMN phát triển sang hướng dẫn công nghệ sản xuất cho các làng nghề, cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN trên địa bàn tỉnh.

- Đào tạo đội ngũ nhân viên kỹ thuật làm nhiệm vụ giám định hàng hóa trước khi giao hàng, kiểm tra chất lượng, mẫu mã theo đúng hợp đồng, có thể mời các chuyên gia về hướng dẫn, đào tạo tại chỗ để có thể áp dụng ngay vào thực tế.

Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng và quy trình kiểm tra chất lượng cho các sản phẩm TCMN xuất khẩu

- Đối với các sản phẩm TCMN, đặc biệt là các sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu cần ban hành hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng để các nhà sản xuất và xuất khẩu dựa vào đó làm căn cứ cho quá trình sản xuất sản phẩm. Đặc biệt với các sản phẩm có sử dụng hóa chất trong công nghiệp như sản phẩm gỗ mỹ nghệ, dệt…thì yêu cầu về chất lượng càng phải đặt lên hàng đầu, các sản phẩm TCMN vừa phải đảm bảo đẹp, bền, an toàn khi sử dụng và bảo vệ môi trường.

- Việc xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng có thể căn cứ dựa trên quá trình sản xuất hàng TCMN tương tự ở một số địa phương trong nước và tham khảo ở một số nước trên thế giới, cũng có thể xuất phát từ việc nghiên cứu yêu cầu về sản phẩm ở các thị trường khác nhau, đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nghệ nhân có kinh nghiệm sản xuất lâu năm để có được hệ thống tiêu chuẩn chất lượng phù hợp.

- Có cơ chế tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát quy trình sản xuất hàng TCMN tại các doanh nghiệp và các làng nghề nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra được sự đồng đều trong sản phẩm đồng thời hạn chế tính trạng chạy theo lợi nhuận mà các doanh nghiệp thực hiện sản xuất ồ ạt, chất lượng không đảm bảo làm ảnh hưởng đến thương hiệu các sản phẩm TCMN của tỉnh.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 88)