- Là chính sách được Nhà nước ưu tiên để giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn, tạo nguồn thu cho
a) Hoạch định chính sách
Đây là giai đoạn đầu tiên của chu trình chính sách, bao gồm quá trình xác định các vấn đề, các mục tiêu, các giải pháp và công cụ nhằm thực hiện các
mục tiêu đề ra. Sản phẩm của quá trình này là một chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa hợp lý được thể chế hóa, được tồn tại dưới dạng văn bản đã được cấp có thẩm quyền thông qua để đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Trong giai đoạn này cần thực hiện các công việc sau:
- Phân tích, nêu vấn đề: hoạt động xuất khẩu hàng TCMN hiện nay về mặt cơ bản đã đạt được một số thành tựu nhất định như lượng hàng xuất khẩu liên tục gia tăng, thị trường xuất khẩu mở rộng với nhiều nước, nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách gia tăng... nhưng cũng xuất hiện nhiều vấn đề cần quan tâm như chất lượng hàng TCMN xuất khẩu chưa cao, mẫu mã chậm cải tiến, giá trị sản phẩm còn thấp, thị phần ở một số thị trường bị giảm do sự cạnh tranh khốc liệt của các nước khác, một số sản phẩm còn chưa tìm được đầu ra...đây là vấn đề lớn đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh.
- Xác định mục tiêu của chính sách: việc xây dựng mục tiêu của chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN phải đảm bảo các chỉ tiêu định lượng như khối lượng hàng xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng, tăng trưởng thị phần hay lượng ngoại tệ thu về. Ngoài ra còn một số chỉ tiêu định tính cần quan tâm như mở rộng thị trường, gia tăng vị thế doanh nghiệp, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa.
- Xây dựng các phương án chính sách: cơ sở để xây dựng các phương án của chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN chính là hệ thống các mục tiêu ở trên cùng với các văn bản pháp luật liên quan trong lĩnh vực thương mại hàng hóa trong nước và hệ thống luật pháp, thông lệ quốc tế liên quan, khả năng về ngân sách và các nguồn tài chính ngoài ngân sách của tỉnh được huy động từ xã hội, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và thời gian... Để xác định các công cụ của chính sách đẩy mạnh xuất khẩu có thể dựa trên các mô hình lý thuyết và các quy luật thị trường như quy luật tự do cạnh tranh, quy luật cung cầu, đồng thời dựa trên những kinh nghiệm trong nước và nước ngoài về thương mại quốc tế.
- Đánh giá lựa chọn phương án chính sách tối ưu và thông qua quyết định chính sách: đây là quá trình xem xét đánh giá các phương án để tìm ra phương án hiệu quả nhất. Việc đánh giá này cần cân nhắc dựa trên các nhân tố như chi phí cho thực hiện phương án, kết quả hay lợi ích sẽ thu được từ các phương án, lợi ích ròng xã hội, vấn đề thời gian, tính thực tế và các nguồn lực dùng để thực hiện...từ đó lựa chọn phương án tối ưu nhất để lựa chọn làm chính sách đẩy mạnh xuất khẩu.