- Tây Âu (Pháp, Đức, Ailen, Hy Lạp) 148 452 687 580
a) Những thành công
- Trong việc thực hiện triển khai chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN về cơ bản địa phương đã thực hiện tốt, bước đầu đã tạo ra các kết quả khả quan, giá trị xuất khẩu hàng TCMN liên tục gia tăng theo thời gian, tạo
được thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách.
- Các chính sách được tỉnh đưa ra trong thời gian qua là phù hợp với điều kiện, lợi thế so sánh của tỉnh, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Điều đó được thể hiện thông qua các kết quả sau:
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tỉnh trong thời gian qua tuy không lớn so với các mặt hàng chủ lực của Tỉnh, nhưng có số lượng tăng ổn định, năm sau cao hơn năm trước về khối lượng, giá trị hàng hóa và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có mức tăng trưởng khá: năm 2006 mới đạt 459.300 USD nhưng đến năm 2010 giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã đạt 8.202.000 USD và năm 2012 đạt 11.870.000 USD.
+ Thị trường xuất khẩu hàng hóa được mở rộng thêm. Thị trường xuất khẩu trước đây chủ yếu là xuất khẩu sang các nước Đông Âu thì hiện nay đã xuất khẩu sang nhiều thị trường, có nhiều thị trường tiềm năng như: thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU... Mặt hàng xuất khẩu trước đây chỉ tập trung ở một số mặt hàng như thêu ren, đay cói nay đã phát triển thêm mặt hàng mới như: hàng tre ghép, sơn mài, bẹ chuối, hàng mây giang xiên mỹ nghệ... Kết quả xuất khẩu khả quan trên là do các doanh nghiệp, các làng nghề sản xuất xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã chủ động nghiên cứu thị trường, thường xuyên đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh để linh hoạt phù hợp với cơ chế thị trường. Tự tìm đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp và làng nghề bằng tất cả sự nỗ lực như: thông qua các tạp chí, ấn phẩm chuyên ngành, qua bản tin, các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, cũng như thương mại điện tử để tìm hiểu thị trường và lựa chọn đối tác đẩy mạnh xuất khẩu.
+ Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã góp phần thu ngoại tệ, nâng cao đời sống của người lao động, cải thiện tích cực bộ mặt của nông thôn Thanh Hóa.
+ Sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã tạo hàng vạn chỗ làm cho người lao động, góp phần tích cực vào sử dụng thời gian nông nhàn của người nông dân.
+ Các doanh nghiệp bước đầu đã quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu có trình độ, am hiểu về nghiệp vụ marketing, tạo mẫu, tổ chức sản xuất, xuất khẩu... có tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo trong công việc tìm kiếm bạn hàng, phát triển các thị trường mới, thị trường tiềm năng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã biết phát huy lợi thế của địa phương về nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân công thấp, nguồn nguyên liệu sẵn có để đa dạng hóa các hình thức xuất khẩu như: xuất khẩu trực tiếp, gián tiếp, gia công xuất khẩu.
+ Các doanh nghiệp đã quan tâm đến công tác xúc tiến thương mại, tạo thị trường ổn định, khai thác thị trường theo cả chiều rộng và chiều sâu. Góp phần xây dựng hình ảnh tích cực của tỉnh Thanh Hóa trên thị trường trong nước và quốc tế, tiếp tục duy trì thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng thị trường mới, thị trường tiềm năng; mặt hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh đã xuất khẩu sang 17 nước và khu vực, chú trọng thị trường Nhật Bản, EU và thị trường Mỹ...