- Là chính sách được Nhà nước ưu tiên để giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn, tạo nguồn thu cho
b) Chính sách đối với thương nhân
Đây là những chính sách nhằm khuyến khích các thương nhân tham gia tổ chức sản xuất và kinh doanh các mặt hàng TCMN phục vụ xuất khẩu, các chính sách này góp phần hỗ trợ cho các thương nhân về vốn, nguồn nhân lực, về chi phí sản xuất. Nội dung cơ bản của chính sách này bao gồm:
Về hệ thống các thủ tục hành chính:
Chính sách thương nhân còn quy định các điều kiện, thủ tục đăng ký kinh doanh và phạm vi hoạt động của thương nhân cũng như quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của thương nhân khi tham gia kinh doanh mặt hàng TCMN trên thị trường. Để đẩy mạnh xuất khẩu thì trong chính sách thương nhân của tỉnh cần chú ý đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho các thương nhân thực hiện xuất khẩu hàng hóa một cách nhanh nhất.
Về tài chính - tín dụng
Đi kèm với các biện pháp đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu Chính phủ cũng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu bằng các biện pháp tài chính và tín dụng. Chính sách tín dụng hướng vào việc huy động tối đa các nguồn vốn, thoả mãn nhu cầu về vốn cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng vốn.
Chính sách tín dụng bao gồm chính sách huy động vốn, chính sách cho vay dài hạn, ngắn hạn và trung hạn, chính sách quy định về cho vay thế chấp, tín chấp, ưu đãi, chính sách kiểm soát các tổ chức tín dụng chính thống và không chính thống…
Hiện nay, Nhà nước có nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất hàng xuất khẩu nói chung và hàngTCMN nói riêng như hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá thuộc diện ưu đãi về thuế (luật thuế xuất khẩu). Các hàng hoá là vật tư nguyên liệu gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng thì không phải chịu thuế nhập khẩu hoặc phải chịu thuế rất thấp, ngoài ra nhập khẩu thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế.
Ngoài ra, dựa trên các Quyết định của Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức cá nhân vay vốn để đầu tư kinh doanh phục vụ xuất khẩu, tỉnh sẽ tiến hành chỉ đạo thực hiện hoạt động hỗ trợ vốn thông qua các ngân hàng thương mai, công ty tài chính... thực hiện cho vay các nhu cầu vốn trung, dài hạn để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất – kinh doanh, kết cấu hạ tầng theo cơ chế cho vay thông thường và thực hiện hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của Thủ tướng chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngoài ra, tỉnh lập các quỹ thưởng xuất khẩu để khuyến khích hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu hiệu quả, mức thưởng sẽ được xét dựa trên mức doanh thu từ hoạt động xuất khẩu và các mức thưởng được xây dựng phù hợp với đặc điểm từng ngành hàng cụ thể.
Về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực
Theo tiến trình tự do hóa thương mại, để tham gia vào thương mại quốc tế rất cần có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Đối với ngành TCMN, giá trị các sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào trình độ lành nghề của người lao động, mức độ sáng tạo... Do đó chính sách đẩy mạnh xuất khẩu cần tính đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với các từng mặt hàng
cụ thể đồng thời đảm bảo nguồn nhân lực có đủ trình độ để tham gia thương mại quốc tế một cách hiệu quả, tránh tình trạng bị thua thiệt khi tham gia các quan hệ kinh tế quốc tế.