Kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu của Đồng Na

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 40)

- Là chính sách được Nhà nước ưu tiên để giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn, tạo nguồn thu cho

a)Kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu của Đồng Na

Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí giáp thành phố Hồ Chí Minh, đây là thị trường tiêu thụ lớn, là trung tâm kinh

tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, giáo dục lớn của cả nước. Đồng Nai có cơ sở hạ tầng: điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc rất tốt, thuận lợi cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, có nguồn lao động dồi dào, có nhiều nghệ nhân, thợ giỏi ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.

Đồng Nai là tỉnh có truyền thống lâu đời trong việc sản xuất hàng TCMN, tỉnh xác định việc phát triển ngành TCMN ngoài yếu tố tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của địa phương, ngành TCMN còn thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN, đặc biệt là gốm mỹ nghệ của Đồng Nai có xu hướng ngày càng tăng, kim ngạch xuất khẩu của riêng ngành gốm mỹ nghệ tăng từ 7,95 triệu đô năm 2001 lên 10,5 triệu đô năm 2006 và 16,7 triệu đô năm 2012, đó là sự tăng trưởng ngoạn mục. Sản phẩm gốm mỹ nghệ của tỉnh được xuất khẩu ra nhiều thị trường trên thế giới trong đó có những thị trường lớn như Mỹ, EU ,Nhật… Sản phẩm TCMN của tỉnh đang dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng và liên tục gia tăng lượng hàng xuất khẩu theo các năm. Do đó, đây là tỉnh mà chúng ta cần tiến hành học tập kinh nghiệm để áp dụng cho Thanh Hóa.

Để đạt được những kết quả ở trên, trong quá trình phát triển ngành hàng TCMN phục vụ xuất khẩu, Đồng Nai đã chú ý một số vấn đề sau:

- Xuất phát từ nhận thức nguồn lao động là vốn quý nhất, tỉnh đã chú trọng khai thác nguồn lực quý báu này. Tỉnh đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu thị trường, lựa chọn khoảng trống của thị trường quốc tế để sử dụng nguồn nhân lực dồi dào sản xuất các sản phẩm với khối lượng lớn, cần ít vốn đầu tư nhưng lại có khả năng tiêu thụ.

- Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Tỉnh đã lựa chọn một ngành nghề phù hợp với tiềm năng của địa phương là sản xuất đồ gốm mỹ

nghệ xuất khẩu làm mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chủ lực để tập trung chỉ đạo, hỗ trợ tạo điều kiện.

- Tỉnh đã kết hợp tốt các loại hình doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ trong sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ; xác định các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ thích ứng với những biến động thị trường, đổi mới công nghệ, tạo điều kiện huy động vốn của các chủ thể tham gia đầu tư kinh doanh. Các doanh nghiệp này được trang bị kỹ thuật, máy móc nên năng suất lao động cao và đảm bảo chất lượng xuất khẩu. Tỉnh sẽ hỗ trợ bất cứ người dân nào có ý định thành lập doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 40)