Kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 42)

- Là chính sách được Nhà nước ưu tiên để giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn, tạo nguồn thu cho

b) Kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu tỉnh Thái Bình

Thái Bình là tỉnh nằm ở đồng bằng châu thổ sông Hồng với 80% dân số làm nông nghiệp, là tỉnh được nhắc đến với rất nhiều các ngành hàng TCMN truyền thống như mây tre đan, gốm, gỗ, thêu , dệt, trạm khắc… Giá trị xuất khẩu hàng TCMN của Thái Bình liên tục tăng trong 5 năm gần đây. Chỉ tính trong quý I năm 2013, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 351,2 nghìn USD, đây là một kết quả khả quan cho hoạt động xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh năm nay, cao hơn rất nhiều so với giá trị xuất khẩu cùng kỳ của một số tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng như Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên, do đó cũng là tỉnh mà Thanh Hóa cần học tập kinh nghiệm trong đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN.

Trong quá trình phát triển hàng TCMN, những năm qua để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu., cụ thể:

- Tỉnh đã xác định và thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và đa phương hóa thị trường đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Khôi phục và phát triển các nghề truyền thống với nhiều loại sản phẩm phong phú, chú trọng phát triển các nghề mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tạo ra sự đa dạng của các sản phẩm làng nghề; từng bước hình thành cơ cấu xuất khẩu hợp lý với nhiều sản phẩm làng nghề có chất lượng; thực hiện các

biện pháp tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại nhằm thâm nhập và mở rộng thị trường ở nhiều khu vực, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, tổ chức mạng lưới sản xuất - thu mua - chế biến - xuất khẩu các sản phẩm của làng nghề.

- Tỉnh khuyến khích nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng. Kết hợp hợp lý giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại theo phương châm "Hiện đại hóa công nghệ truyền thống, truyền thống hóa công nghệ hiện đại". Tăng cường ứng dụng công nghệ mới, sử dụng máy móc thiết bị vào những khâu nhất định của quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất nhưng vẫn duy trì yếu tố thủ công truyền thống thể hiện nét tài hoa của người thợ thủ công, bản sắc văn hoá của các làng nghề, tạo ra nét độc đáo khác biệt so với các sản phẩm cùng loại của công nghiệp hiện đại.

Bên cạnh các chính sách và quy định trên, tỉnh đã quyết định dành ngân sách tỉnh cho quỹ khuyến công bao gồm hỗ trợ cho các làng nghề và ban hành Quyết định khuyến khích đầu tư vào Thái Bình. Công tác triền khai chính sách toàn diện và tích cực phục vụ phát triển ngành nghề và làng nghề ở tỉnh Thái Bình đã làm cho các làng nghề phát triển, đặc biệt xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã có sự tăng trưởng khá.

1.4.2. Bài học rút ra cho tỉnh Thanh Hóa

Từ kinh nghiệm của một số địa phương trong nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho trong đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN cho Thanh Hóa như sau:

- Thứ nhất, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của một địa phương không thể tách rời với chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của quốc gia. Như vậy, mọi chính sách và chiến lược về xuất khẩu TCMN của tỉnh đề ra phải dựa trên các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của quốc gia và xu hướng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hóa của khu vực.

- Thứ hai, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của địa phương phải được hoạch định dựa trên lợi thế so sánh của chính địa phương so với các vùng và địa phương khác. Trong đó lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực được đánh giá cao.

- Thứ ba, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh phải trên cơ sở khai thác các nguồn lực của địa phương, đồng thời phải thu hút được các nguồn lực của các vùng và địa phương khác trong và ngoài nước vào phát triển ngành hàng TCMN của tỉnh, đặc biệt chú ý đến việc áp dụng công nghệ vào quá trình sản xuất.

- Thứ tư, để chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh đạt hiệu quả thì rất cần tạo ra được những đặc điểm riêng biệt cho sản phẩm của địa phương để hàng hóa có thể thâm nhập thị trường quốc tế, đáp ứng được tiêu chuẩn về vệ sinh và chất lượng quốc tế. Ngoài việc chú ý đến yếu tố văn hóa của địa phương thì chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN cũng cần chú ý hướng đến đến các nét văn hóa độc đáo của một số nước là thị trường xuất khẩu của ngành TCMN để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng từ các nước trên thế giới.

- Thứ năm, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN tại địa phương không chỉ khuyến khích đầu tư, phát triển kinh doanh các sản phẩm TCMN của mọi thành phần kinh tế nội tại dân cư trong vùng mà còn thu hút các nhà đầu tư từ bên ngoài. Đồng thời quan tâm tới giải quyết các vấn đề về môi trường, các vấn đề xã hội, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững cho địa phương.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG TCMN CỦA THANH HÓA HIỆN NAY TCMN CỦA THANH HÓA HIỆN NAY

2.1. NHỮNG KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG TCMN CỦA THANH HÓA HIỆN NAY KHẨU HÀNG TCMN CỦA THANH HÓA HIỆN NAY

2.1.1. Thực trạng sản xuất hàng TCMN của tỉnh Thanh hóa

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w