Căn cứ hoạch định chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 28)

- Là chính sách được Nhà nước ưu tiên để giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn, tạo nguồn thu cho

a) Căn cứ hoạch định chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa

Để hoạch định chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN tốt cần dựa trên các căn cứ sau:

Căn cứ vào quan điểm, đường lối chính sách của Đảng

Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN phải được hoạch định phù hợp với quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đường lối chính sách của Đảng được thể chế hóa thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động . Hệ thống pháp luật tạo nên những khuôn khổ pháp lý, quy định và điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội. Việc hoạch định chính sách đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng TCMN phải dựa trên hệ thống các văn bản pháp luật trong nước được ban hành, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN cấp tỉnh được coi là tốt khi nó luôn hướng tới việc thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Các chính sách cụ thể của chính sách này được đưa ra nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế, phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và phải hướng đến việc thực hiện các mục tiêu chiến lược ở trên.

Căn cứ vào vào thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Quá trình hoạch định chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMNphải dựa trên cơ sở các điều kiện kinh tế cụ thể đất nước nói chung và của địa phương nói riêng, đó là các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế, tiềm năng, trình độ phát triển của nền kinh tế, mức độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu nền kinh tế, tình hình lạm phát…

Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, việc phát triển các ngành sản xuất hướng tới xuất khẩu là một tất yếu khách quan, tuy nhiên trong điều kiện trình độ nền kinh tế hiện nay còn thấp, nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế còn hạn chế thì việc lựa chọn phát triển ngành TCMN hướng tới xuất khẩu là một lựa chọn tất yếu.

Với chính sách đẩy mạnh xuất khẩu cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào thực trạng kinh tế của địa phương từ đó xem xét trong quá trình hoạch định và thực thi sẽ dành nhiều ưu đãi cho những ngành cụ thể nào, từ đó lựa chọn các công cụ thích hợp nhằm khuyến khích hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu như ưu đãi về đầu tư (giảm hoặc miễn) đối với thuê đất đai, thuế sử dụng đất, tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị được nhập khẩu để tạo tài sản cố định…

 Căn cứ vào đặc điểm xã hội

Các điều kiện về mặt xã hội của đất nước cũng như của từng địa phương như cơ cấu và mức sống của dân cư, tình trạng việc làm, trình độ dân trí, tình hình an ninh trật tự, văn hóa dân tộc…cũng ảnh hưởng tới quá trình hoạch định chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng TCMN nói riêng . Nếu các điều kiện xã hội ở mức tiến bộ thì việc đề ra các giải pháp của chính sách có thể dựa vào ý thức nhân dân, sự hiểu biết, ủng hộ của nhiều người mà ít bị những yếu tố tiêu cực của xã hội cản trở.

Hàng TCMN có đặc thù gắn với truyền thống văn hóa của các dân tộc, các sản phẩm TCMN không chỉ chứa đựng những giá trị vật chất mà còn có cả những giá trị tinh thần kết tinh trong sản phẩm. Do đó trong quá trình hoạch định

chính sách cần chú ý đến các đặc điểm văn hóa – xã hội để tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm TCMN của địa phương. Ngoài ra căn cứ vào điều kiện văn hóa xã hội của địa phương để lựa chọn hình thức triển khai chính sách tới các thành viên liên quan trong nền kinh tế.

Căn cứ vào lợi thế so sánh của địa phương

Việc lựa chọn phát triển ngành hàng nào phục vụ xuất khẩu sẽ được lựa chọn dựa trên lợi thế so sánh của địa phương. Lợi thế so sánh đó có thể là vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên hay nguồn lao động. Với đặc thù của ngành sản xuất TCMN là ngành sử dụng nhiều lao động, chủ yếu là lao động giản đơn, được thực hiện chủ yếu tại các cơ sở sản xuất và làng nghề ở vùng nông thôn, nhiều sản phẩm có nguồn nguyên liệu rẻ, sẵn có ở địa phương...do đó rất phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Xuất phát từ những lợi thế so sánh đó, địa phương sẽ tiến hành hoạch định chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN một cách hiệu quả nhất.

Căn cứ vào đặc điểm tình hình thị trường thế giới

Đặc điểm tình hình thị trường thế giới là nhân tố khách quan ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch định chiến lược xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng TCMN nói riêng. Trong quá trình hoạch định chính sách cần chú ý đến chú ý đến việc củng cố và phát triển các thị trường truyền thống, mở rộng tìm kiếm các thị trường tiềm năng. Đặc biệt chú ý thị hiếu và tình hình kinh tế của từng thị trường vì yêu cầu về sản phẩm TCMN ở các thị trường khác nhau thường rất khác nhau, tùy thuộc vào đặc trưng văn hóa của từng nước trên thế giới. Do vậy chính sách đấy mạnh xuất khẩu hàng TCMN cần có sự linh hoạt sao cho phù hợp với từng thị trường xuất khẩu.

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên

Đặc điểm tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn chính sách và hiệu quả chính sách. Các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên khí hậu và sinh thái, đặc biệt là các nhân tố bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh…Những thay đổi bất lợi từ phía môi trường tự nhiên ảnh hưởng

không nhỏ đến hiệu quả của chính sách, đôi khi có thể gây ra những tổn thất nặng nề ảnh hưởng đến đời sống dân dư trong tỉnh. Do đó trong quá trình hoạch định chính sách cần chú ý quan tâm đến các điều kiện tự nhiên của địa phương để đưa ra chính sách phù hợp, hạn chế những rủi ro từ điều kiện tự nhiên làm ảnh hưởng đến hiệu quả chính sách.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w