Thực hiện chính sách phát triển vùng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất hàng TCMN

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 97)

- Giá trị hàngTCMN xuất khẩu đến 2015 đạt 25 triệu USD và đến

3.2.4.Thực hiện chính sách phát triển vùng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất hàng TCMN

f) Quan điểm 6: Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàngTCMN phả

3.2.4.Thực hiện chính sách phát triển vùng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất hàng TCMN

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng TCMN của tỉnh chủ yếu được lấy từ các địa phương trong tỉnh và một số nguyên liệu được nhập khẩu từ bên ngoài. Tuy nhiên hiện nay đối với một số sản phẩm TCMN như hàng mây tre, cói, lá có khả năng xuất khẩu mạnh, nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào, tuy nhiên trong quá trình khai thác và sử dụng bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư dẫn đến tình trạng nguồn nguyên liệu chính như gỗ, tre, trúc sào, giang, nứa, mây đang dần cạn kiệt. Đây là những nguyên liệu dòng đời ngắn, dễ trồng, dễ khai thác thu hoạch. Do đó tỉnh cần có quy hoạch và có chính sách hỗ trợ để phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, khai thác bền vững. Theo đó trong chính sách phát triển vùng nguyên liệu cần chú ý một số nội dung sau:

- Tiến hành khảo sát về thực trạng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng TCMN trên địa bàn tỉnh, đặc biệt đối với mây, đất sét, gỗ, tơ lụa để đánh giá trữ lượng và chất lượng thực tế, đồng thời đánh giá hoạt động khai thác phục vụ sản xuất và có phương hướng khôi phục và phát triển kịp thời.

- Hỗ trợ triển khai các chương trình trồng mới và các chương trình khai thác đối với nguyên liệu trong nước, liên kết giữa các khu vực cung cấp nguyên liệu với khu vực sản xuất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hàng TCMN tham gia đầu tư, quản lý và trực tiếp khai thác vùng nguyên liệu.

- Hỗ trợ các nhà cung cấp nguyên liệu thô đầu tư vào công nghệ chế biến và kỹ thuật xử lý tiên tiến. Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến nguyên liệu (gỗ, tre, cói, nhuộm trong ngành dệt) để thực hiện chuyển giao công nghệ nhằm tiếp cận công nghệ tiên tiến trong chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng TCMN.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 97)