Giá trị kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 53)

- Là chính sách được Nhà nước ưu tiên để giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn, tạo nguồn thu cho

a) Giá trị kim ngạch xuất khẩu

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2008 đến năm 2012 đã có sự tăng trưởng khá; năm 2008 mới đạt 4.124.000 USD nhưng đến năm 2010 giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã đạt 8.202.000 USD và năm 2012 đạt 11.870.000 USD. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ đang xuất khẩu gồm: mây tre đan; cót ép; thảm, chiếu cói; thêu ren; sơn mài; đá mỹ nghệ; thảm xơ dừa v.v...

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ so với kim ngạch xuất khẩu của tỉnh

ĐVT: 1.000 USD

Năm 2008 2009 2010

Chỉ tiêu

Xuất khẩu hàng TCMN 4.124 6.690,4 8.202 10.135,3 11.870 Xuất khẩu toàn tỉnh 105.000 130.000 170.500 193.792 223.962 Tỷ lệ XK hàng TCMN/ tổng XK

của tỉnh (%) 3,93 5,15 4,81 5,23 5,03

Xuất khẩu TCMN toàn quốc 568.540 630.000 750.000 947.224 1.163.725 Tỷ lệ XK hàng TCMN của tỉnh/

tổng XK TCMN cả nước (%) 0,73 1,06 1,09 1,07 1,02

Nguồn: - Bộ Công Thương - Sở công thương, Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa

Qua bảng số liệu ở trên có thể thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN tăng theo thời gian, tỷ lệ xuất khẩu hàng TCMN trên tổng xuất khẩu của tỉnh tăng từ năm 2008 đến năm 2011, tuy nhiên đến năm 2012 thì tỷ lệ này có xu hướng giảm nhẹ, từ 5,23% năm 2011 giảm xuống 5,03 % năm 2012; theo đó tỷ trọng của xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh trên tổng xuất khẩu hàng TCMN cả nước cũng giảm theo, từ 1,07% năm 2011 giảm xuống 1,02% năm 2012. Điều đó cho thấy hoạt động xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh mặc dù tăng về giá trị nhưng cũng đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w