Chính sách thị trường

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 36)

- Là chính sách được Nhà nước ưu tiên để giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn, tạo nguồn thu cho

c) Chính sách thị trường

Mục tiêu thị trường trong tương lai của chúng ta là biến đổi cơ cấu khu vực và cơ cấu bạn hàng hiện nay theo hướng “ đa phương hoá thị trường, đa dạng hoá bạn hàng ”. Tùy thuộc mặt hàng TCMN cụ thể mà chúng ta sẽ xác định và lựa chọn thị trường ưu tiên cho phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Khi xác định được thị trường ưu tiên thì Nhà nước có thể sử dụng một số biện pháp xúc tiến thương mại phù hợp. Vai trò của xúc tiến thương mại rất quan trọng, giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận được khách hàng, tìm kiếm thị trường mới, gia tăng lượng hàng xuất khẩu.

Nội dung của chính sách thị trường bao gồm hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới bằng nhiều biện pháp như tổ chức các trung tâm giới thiệu sản phẩm, hội trợ triển lãm, mở rộng các quan hệ ngoại giao...

Hiện nay Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại như mở rộng các quan hệ song phương và đa phương, tổ chức nhiều hội trợ, triển lãm… Các tỉnh cũng chú ý cân đối nguồn ngân sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện xúc tiến thương mại. Tuy nhiên do nguồn ngân sách hạn chế, thị trường xuất khẩu có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh làm hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn trong việc tìm lối ra cho sản phẩm của mình.

1.2.4. Phân định phạm vi chính sách cấp tỉnh trong hệ thống chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa

Tỉnh (thành phố) là đơn vị hành chính nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Trung ương, thực hiện quản lý hành chính toàn bộ địa phương của mình bao gồm các huyện (cấp hành chính cấp 2) và xã (cấp hành chính cấp 3).

Việc phân định phạm vi chính sách cấp tỉnh trong hệ thống chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa được thể hiện như sau:

Thứ nhất, tỉnh phải tổ chức thực thi chính sách của Trung ương

Khi chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa cấp Trung ương được ban hành dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật thì các tỉnh (thành phố) có trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách đó theo các quyết định và các văn bản hướng dẫn cụ thể. Chính quyền tỉnh có trách nhiệm tiến hành lựa chọn cơ cấu tổ chức cho bộ máy thực thi chính sách, tiến hành thực hiện chính sách và tham gia vào quá trình kiểm tra đánh giá thực hiện chính sách, sau đó báo cáo kết quả lên các cơ quan quản lý cấp Trung ương những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong việc thực thi chính sách đẩy mạnh xuất khẩu.

Thứ hai, trên cơ sở điều kiện về nguồn lực và lợi thế so sánh của của địa phương như nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, điều kiện tự nhiên và đặc điểm xã hội của tỉnh, chính quyền tỉnh chủ động đưa ra các chính sách cụ thể để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, khai thác có hiệu quả nhất những điều kiện hiện có nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể đã đề ra . Tuy nhiên việc đưa ra các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa cấp tỉnh không được vi phạm các quy định chung của Đảng và Nhà nước, không làm trái các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành. Điều này thể hiện rõ mối quan hệ tập trung, dân chủ trong hoạch định và thực thi chính sách.

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HOẠCH ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH CẤP TỈNH NHẰM ĐẨY MẠNH TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH CẤP TỈNH NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG TCMN

1.3.1. Hệ thống các căn cứ hoạch định chính sách

Những căn cứ hoạch định chính sách ảnh hưởng đến việc lựa chọn công cụ và phương pháp để thực thi chính sách, những căn cứ đó bao gồm:

- Hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng được thể chế hóa thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Dựa trên hệ thống các văn bản pháp luật, các nghi định thông tư liên quan trong lĩnh vực xuất nhập

khẩu được ban hành, địa phương sẽ xây dựng chính sách đẩy mạnh xuất khẩu cho phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, với mục tiêu, công cụ, giải pháp tuân theo hệ thống các mục tiêu, công cụ, giải pháp do Nhà nước ban hành. Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN cấp tỉnh không thể thực hiện những can thiệp bên ngoài phạm vi của địa phương, cũng không thể điều chỉnh những quan hệ sản xuất trái với quy định của pháp luật.

- Thực trạng phát triển kinh tế của địa phương: điều kiện kinh tế của địa phương ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch định chính sách đẩy mạnh xuất khẩu. Nếu các tỉnh có vị trí địa lý, điều kiện kinh tế thuận lợi, tăng trưởng kinh tế hàng năm liên tục cao thì chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN có điều kiện phát huy tác dụng tốt nhất, họ có điều kiện xây dựng một cơ cấu các mặt hàng phục vụ xuất khẩu đa dạng, đồng thời nguồn kinh phí cho thực thi chính sách cũng được đảm bảo, hiệu quả của chính sách sẽ gia tăng. Ngược lại, với các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn, nguồn kinh phí hạn hẹp thì cần lựa chọn một số mặt hàng TCMN trọng điểm để thực hiện chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, tránh tình trạng đầu tư dàn trải không đem lại hiệu quả cho địa phương.

- Đặc điểm văn hóa xã hội của địa phương: Các mặt hàng TCMN thường gắn với yếu tố truyền thống, nó không chỉ đáp ứng yêu cầu sử dụng hàng ngày mà còn là những tinh hoa văn hóa phục vụ đời sống tinh thần, khi con người tiêu dùng các sản phẩm TCMN không chỉ đơn thuần là để thỏa mãn nhu cầu vật chất mà cao hơn là xuất phát từ nhu cầu giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, sự ham muốn tìm hiểu, khám phá nét đẹp văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Do đó các yếu tố về mặt xã hội như dân số, lực lượng lao động, trình độ dân trí, văn hóa xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất và trao đổi sản phẩm này. Thông thường, các mặt hàng TCMN đòi hỏi sự khéo léo, chuyên cần của người sản xuất, được bảo tồn và phát triển chủ yếu dựa vào hệ thống làng nghề, giá trị gia tăng của một số sản phẩm TCMN còn thấp, vì vậy trong quá trình hoạch định chính sách đẩy mạnh xuất khẩu cần chú ý đến những đặc điểm trên để khi đưa vào thực thi

chính sách có thể góp phần bảo tồn và phát triển, nâng cao giá trị của ngành hàng này, tránh tình trạng hoạt động sản xuất hàng TCMN bị mai một theo thời gian.

- Lợi thế so sánh của địa phương: lợi thế so sánh của địa phương sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn phát triển ngành nào là trọng điểm để phục vụ xuất khẩu. Với các địa phương có nguồn lực kinh tế mạnh, có nhiều lợi thế so sánh thì có thể tập trung phát triển nhiều sản phẩm TCMN tạo ra sự đa dạng cho mặt hàng này khi tham gia xuất khẩu. Ngược lại, nếu địa phương gặp khó khăn trong nguồn lực phục vụ hỗ trợ xuất khẩu thì cần chú ý đến phát triển các sản phẩm TCMN trọng tâm, hướng vào các thị trường trọng tâm để đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.

- Tình hình thị trường thế giới: Tình hình thị trường thế giới có thể tạo ra cơ hội nhưng cũng có thể là những trở ngại cho hoạt động xuất khẩu hàng TCMN. Hiện nay thị trường xuất khẩu chủ yếu của sản phẩm TCMN nước ta là Mỹ, EU, Nhật và một số nước Châu Á khác. Nền kinh tế của các nước này có nhiều biến động trong thời gian qua, đặc biệt là tình trạng khủng hoảng nợ công ở một số nước EU làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của các chính sách thúc đẩy xuất khẩu nói chung, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN nói riêng.

1.3.2. Năng lực, phẩm chất của bộ máy hoạch định và tổ chức thực thi chính sách sách

Vì chính sách là sản phẩm của tư duy con người nên đây là yếu tố quyết định sự thành bại của chính sách. Nếu đội ngũ cán bộ tham gia hoạch định chính sách có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực TCMN thì sản phẩm chính sách sẽ mang lại hiệu quả và phát huy tác dụng trong thời gian dài, góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN. Ngược lại nếu những người tham gia hoạch định chính sách có năng lực và uy tín thấp thì sản phẩm chính sách sẽ không phù hợp, nhất là trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, chính sách sẽ không có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu mà gây ra sự lãng phí nguồn lực không cần thiết, đôi khi là cản trở sự phát triển của ngành hàng này.

Ngoài ra, ngay cả khi có được chính sách tốt mà bộ máy thực thi chính sách lại cồng kềnh “ người nhiều việc ít” sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực, hiệu quả chính sách không cao. Do đó khi tổ chức thực thi chính sách thì cần có một bộ máy thực thi có đủ năng lực, gọn nhẹ, có uy tín thì hiệu quả chính sách sẽ cao.

1.3.3. Nhận thức và ý thức chấp hành chính sách của cộng đồng và hệ thống thương nhân thống thương nhân

Các thương nhân, các nhà sản xuất hoạt động trong ngành hàng TCMN như doanh nghiệp thu gon nguyên vật liệu, doanh nghiệp xử lý nguyên vật liệu thô, nhà sản xuất, người thu gom sản phẩm, doanh nghiệp xuất khẩu…là đối tượng chịu tác động của chính sách, do đó vấn đề nhận và ý thức chấp hành chính sách của cộng đồng và của hệ thống thương nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách. Nếu cộng đồng và hệ thống thương nhân tiếp cận và hiểu được chính sách, có ý thức chấp hành tốt thì hiệu quả của chính sách sẽ gia tăng. Ngược lại nếu cộng đồng không tiếp cận được chính sách hoặc không quan tâm đến chính sách thì hiệu quả của chính sách sẽ giảm.

1.3.4. Các yếu tố khác

Ngoài những yếu tố ở trên có tác động đến chính sách còn phải kể đến các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như môi trường chính trị, luật pháp, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa xã hội, môi trường khoa học công nghệ và môi trường tự nhiên. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô này đều có ảnh hưởng đến chính sách theo hướng đẩy mạnh hoặc kìm hãm. Do đó khi hoạch định chính sách cũng cần chú ý đến những yếu tố này để có thể đưa ra một chính sách phù hợp.

1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG TCMN VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG TCMN VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO THANH HÓA

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w