Hoàn thiện chính sách đối với thương nhân

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 91)

- Giá trị hàngTCMN xuất khẩu đến 2015 đạt 25 triệu USD và đến

3.2.2.Hoàn thiện chính sách đối với thương nhân

f) Quan điểm 6: Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàngTCMN phả

3.2.2.Hoàn thiện chính sách đối với thương nhân

Trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN thì vai trò của thương nhân là vô cùng quan trọng, do đó cần hoàn thiện chính sách đối với thương nhân để có thể thu hút sự quan tâm và thực hiện đầu tư của các thương nhân trong và ngoài nước. Theo đó, chính sách đối với thương nhân phải đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế xã hội của tỉnh và lợi ích của thương nhân. Việc hoàn thiện chính sách đối với thương nhân nên thực hiện theo những hướng sau:

Tiếp tục thực hiện hỗ trợ về tài chính - tín dụng cho các doanh nghiệp, các làng nghề tham gia sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN

- Về vấn đề tài chính: đó là vấn đề thuế giá trị gia tăng. Khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ được hoàn thuế giá trị gia tăng (thuế suất 0%). Thủ tục hoàn thuế mất nhiều thời gian và công sức, gây lãng phí tiền của xã hội, thậm chí là tiêu cực. Thuế giá trị gia tăng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đề nghị giảm xuống 0% để khuyến khích xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ này vì hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất ra chủ yếu là để xuất khẩu, tiêu dùng trong nước không đáng kể, người sản xuất hầu hết là nông dân nghèo.

- Hỗ trợ tín dụng cho các làng nghề và doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: cần có chính sách tín dụng phù hợp để hỗ trợ sản xuất trong làng nghề cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ được tiếp cận vay vốn một cách dễ dàng thuận lợi, thời gian vay vốn phù hợp với quá trình sản xuất của sản phẩm, có lãi suất ưu đãi để khuyến khích phát triển sản xuất; các làng nghề được vay vốn các ngân hàng theo các hợp đồng đã được ký kết với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ để có vốn mua nguyên liệu, máy móc, thiết bị và trả công cho người lao động.

- Ngoài ra, tỉnh cần có biện pháp giúp các cơ sở sản xuất tiếp cận với phương thức lập các phương án vay vốn, để các ngân hàng có thể đến với người cần vốn. Thời hạn cho vay của ngân hàng không nên chỉ tính cho một chu kỳ sản xuất mà phải tính đến việc tiêu thụ sản phẩm (vì hàng sản xuất ra không phải tiêu dùng được ngay). Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng với việc đơn giản hóa thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Xúc tiến thành lập ngân hàng chuyên doanh của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp lớn với sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức quốc tế.

Có cơ chế hỗ trợ, động viên hấp dẫn để tạo ra động lực khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu

Như phân tích ở trên, một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả chính sách chính là mức động viên còn hạn chế, không thực sự mang lại động lực cho các thành viên liên quan trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN. Do đó cần rà soát các văn bản đễ cân nhắc có được mức hỗ trợ, động viên hấp dẫn các doanh nghiệp. Cụ thể:

- Thực hiện rà soát lại các hình thức động viên các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu để từ đó có cơ chế khen thưởng động viên kịp thời, phù hợp với năng lực của các doanh nghiệp. Xem xét nâng mức thưởng cho hợp lý để

thực sự tạo ra động lực cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN.

- Tiến hành tổ chức các hoạt động xã hội nhằm xác định vai trò doanh nghiệp, tôn vinh sự cống hiến của doanh nhân nhằm tạo được khí thế sôi động để khơi dậy tiềm năng, huy động rộng rãi các nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất và xuất khẩu.

Tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân thực hiện xuất khẩu hàng TCMN một cách nhanh nhất, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

- Trên cơ sở rà soát lại toàn bộ các thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện xuất khẩu hàng TCMN, chính quyền tỉnh cần thực hiện bổ sung, sửa đổi các thủ tục đã ban hành theo hướng đơn giản hóa, rút ngắn các bước trong quy trình thủ tục nhằm tiết kiệm thời gian cho các doanh nghiệp xuất khẩu. - Cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng tiếp cận nhanh chóng với công nghệ mới, kiến thức chuyên môn mới, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao tính minh bạch, công khai các thủ tục hành chính; sớm triển khai áp dụng khai báo hải quan điện tử trong xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động tại các cơ sở sản xuất và kinh doanh hàng TCMN:

Do đặc trưng của quá trình sản xuất hàng TCMN đó là chất lượng các sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề của người lao động, do đó để thực sự tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, kiểu dáng mẫu mã đẹp phù hợp với thị hiếu của khách hàng thì vấn đề nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động là vô cùng cần thiết. Theo đó tỉnh cần có chính sách đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động theo hướng sau:

- Tiếp tục thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động tại các cơ sở kinh doanh hàng TCMN xuất khẩu hoặc tại các làng nghề,

tiến hành mời các nghệ nhân có kinh nghiệm lâu năm trong nghề truyền dạy kiến thức và kinh nghiệm cho các lao động trẻ. Hoạt động dạy nghề có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như dạy nghề dài hạn, ngắn hạn, tập huấn truyền nghề, kèm cặp… Tổ chức các buổi gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm giữa các nghệ nhân trong nghề nhằm đúc rút kinh nghiệm trong sản xuất để nâng cao chất lượng hàng TCMN của tỉnh. Đối với những làng thuần nông được nhân cấy nghề và trở thành làng nghề theo tiêu chuẩn, nhà nước hỗ trợ cùng chính quyền địa phương về kinh phí để mở các lớp đào tạo tay nghề cho lao động mới.

- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, năng lực kinh doanh cho chủ hộ, chủ doanh nghiệp. Sở Lao động Thương binh xã hội, Sở Công Thương, liên minh Hợp tác xã tỉnh, các hiệp hội ngành nghề, chính quyền địa phương các cấp cần kết hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các chủ hộ, chủ doanh nghiệp trong các làng nghề nông thôn thông qua các hình thức như: Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kế toán tài chính, quản lý kinh tế, tiếp thị, kiến thức về hội nhập quốc tế...

- Có chế độ đãi ngộ hợp lý cho các nghệ nhân trên cơ sở chất lượng và hiệu quả công việc giúp họ yêu nghề; tôn vinh những người sáng tạo, chế tác, thiết kế, những người thợ thủ công mỹ nghệ có tài năng và sự sáng tạo cộng với sự khéo léo của đôi bàn tay làm ra các sản phẩm độc đáo, có độ tinh xảo mang đậm nét văn hóa Việt Nam. Thực hiện tốt quy chế xét tặng danh hiệu "nghệ nhân", danh hiệu "bàn tay vàng" cho những người thợ giỏi; tổ chức thường niên xét tặng các giải thưởng để cổ vũ kịp thời các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tổ chức cho các nghệ nhân trong các làng nghề đi tham quan học tập kinh nghiệm ở nước ngoàicó động lực để tham gia bảo tồn và phát triển các mặt hàng TCMN, đặc biệt là các ngành sản xuất TCMN đang bị mai một.

- Đối với những người lao động đang làm nghề trong các làng nghề và đối với những thanh niên nông thôn chưa có việc làm, cần phải có chương

trình bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người đang làm nghề và đào tạo những người chưa có tay nghề để họ có cơ hội tìm được việc làm trong các cơ sở ngành nghề trong các doanh nghiệp, các làng nghề.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 91)