Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Thương mại (Trang 123)

- Tiêu chí đánh giá:

3.1.Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn lực thông tin

Chính sách bổ sung là một văn bản quan trọng nhất của mỗi trung tâm thông tin thƣ viện. Tầm quan trọng của chính sách bổ sung đƣợc thể hiện ở các điểm sau:

- Để giới thiệu và giải trình với các cơ quan quản lý và NDT về vai trò, mục tiêu, đối tƣợng phục vụ của cơ quan, giá trị của nguồn tài liệu thu thập đƣợc và các định hƣớng phát triển trong thời gian tới;

- Để thực hiện chức năng quản lý, tạo quan điểm nhất quán trong tổ chức công tác phát triển vốn tài liệu, hỗ trợ lập kế hoạch, quản lý và phân bổ kinh phí, tăng cƣờng phối hợp giữa các cá nhân chụi trách nhiệm việc bổ sung tài liệu, hạn chế các quyết định mang tính chủ quan nhất thời liên quan đến tới việc xây dựng NLTT;

Trong những năm qua, công tác bổ sung của Trung tâm TT-TV trƣờng ĐHTM vẫn dựa trên những quy định đơn giản, bất thành văn, những kinh nghiệm truyền miệng do đó cán bộ làm công tác bổ sung gặp nhiều khó khăn trong khâu lựa chọn tài liệu, công tác phát triển NLTT còn chƣa đảm bảo tính khoa học, sự đầy đủ và hiệu quả kinh tế nhƣ mong muốn (nguồn lực thông tin còn thiên lệch chƣa cân đối về loại hình, ngôn ngữ, còn tình trạng thừa bản, lãng phí,…).

Để nâng cao chất lƣợng NLTT tại Trung tâm, phục vụ tốt công tác đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ của Nhà trƣờng thì việc xây dựng một chính sách phát triển NLTT bằng văn bản chính thức là việc làm cần thiết và có tính cấp bách. Chính sách phát triển NLTT nêu lên phƣơng hƣớng chính trong việc phát triển NLTT, mức độ ƣu tiên lựa chọn tài liệu của các chủ đề và giúp Trung tâm xác định đƣợc mục tiêu trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài để xây dựng và phát triển NLTT trong từng giai đoạn cụ thể.

Trên cơ sở những định hƣớng, chiến lƣợc phát triển chung của trƣờng ĐHTM, chính sách phát triển NLTT mới đƣợc xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những mặt đã đạt đƣợc trong công tác phát triển NLTT thời gian qua và nội dung phải bao quát đƣợc những vấn đề sau:

- Các quan điểm chung về phát triển NLTT trong Trung tâm TT-TV ĐHTM: Khái quát về chức năng, nhiệm vụ, định hƣớng phát triển củaTrung tâm TT-TV, nêu lên bản chất, phạm vi của NLTT mà cơ quan có ý định xây dựng; đảm bảo các nguyên tắc trong quá trình phát triển NLTT cũng nhƣ sự thống nhất về quy trình và thủ tục bổ sung; đảm bảo tính liên tục, nhất quán của NLTT.

- Đƣa ra hƣớng bổ sung ƣu tiên cũng nhƣ mức đô ƣu tiên cho từng chủ đề, từng chuyên ngành cụ thể. Diện bổ sung tài liệu cần căn cứ vào đề cƣơng chi tiết của từng môn học và danh mục tài liệu tham khảo cho các môn học này để xây dựng chính sách

bổ sung. Đối với trƣờng ĐHTM hiện nay nên ƣu tiên bổ sung các tài liệu là giáo trình, những tài liệu căn bản phục vụ cho mục đích đào tạo của nhà trƣờng, cho các chuyên ngành mũi nhọn nhƣ kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng; các chuyên ngành mới mở nhƣ luật thƣơng mại, hệ thống thông tin, tiếng Anh thƣơng mại,…để đảm bảo đầy đủ tài liệu phuc vụ các môn học. Theo đặc thù đào tạo của trƣờng Đại học Thƣơng mại là thiên về các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ, luật pháp nên tác giả mạnh dạn đƣa ra các mức độ bổ sung cho các chuyên ngành nhƣ sau:

Mức độ 0 (không bổ sung); Trung tâm không bổ sung tài liệu thuộc các lĩnh vực không có quan hệ với các ngành đào tại của Trƣờng nhƣ: vật lý, hóa học, môi trƣờng, tôn giáo, cơ khí, giao thông, thủy lợi, các ngành khoa học chính xác, y tế,…

Mức độ 1 (chọn lọc kỹ). Mức độ này đƣợc áp dụng đối với tài liệu tiếng Việt thuộc các lĩnh vực có quan hệ với các ngành mà trƣờng ĐHTM đang đào tạo nhƣ thống kê, công nghệ thông tin, viễn thông, quản lý xã hội, và tài liệu tiếng nƣớc ngoài thuộc các chuyên ngành mà trƣờng đang đào tạo.

Mức độ 2 (bổ sung đầy đủ). Mức độ này đƣợc áp dụng đối với tài liệu tiếng Việt, giáo trình các ngành mà trƣờng đang đào tạo, các tạp chí chuyên ngành kinh tế thƣơng mại, ngân hàng, các tài liệu tham khảo tiếng nƣớc ngoài thuộc các chuyên ngành đào tạo chính của nhà trƣờng,…

Chính sách phát triển NLTT cũng cần quy định rõ số lƣợng bản bổ sung cho mỗi loại tài liệu nhƣ sau:

Đối với giáo trình tiếng Việt thuộc các chuyên ngành trƣờng đang đào tạo: bổ sung từ 50 đến 100 bản/tên giáo trình.

Đối với sách tham khảo tiếng Việt thuộc các chuyên ngành đào tạo của Trƣờng: bổ sung 5 bản/ tên sách

Đối với sách tham khảo tiếng nƣớc ngoài thuộc các chuyên ngành đào tạo chính của nhà trƣờng nhƣ kinh tế, thƣơng mại: bổ sung 1 bản/tên sách

Để xây dựng đƣợc chính sách phát triển NLTT hoàn chỉnh, đúng đắn và khoa học, Trung tâm TT-TV cần dựa trên các căn cứ sau đây:

- Các văn bản pháp lý về thành lập Trung tâm nhƣ Quyết định thành lập Trung tâm, điều lệ của Trung tâm, nội quy hoạt động của Trung tâm, các chủ chƣơng, chính sách, đƣờng lối cũng nhƣ chiến lƣợc, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, của trƣờng để từ đó xác định đƣợc hƣớng ƣu tiên khi xây dựng nguồn thông tin.

- Căn cứ vào đặc điểm và NCT của các nhóm NDT tại Trung tâm TT-TV để có định hƣớng ƣu tiên trong chính sách (mục 1.2.3)

- Căn cứ vào thực trạng NLTT tại Trung tâm TT-TV (mục 2.2), trên cơ sở đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của NLTT và những định hƣớng ƣu tiên khi bổ sung để xác định mức độ bổ sung khi xây dựng chính sách.

- Căn cứ vào sự phối hợp liên kết trong công tác bổ sung, chia sẻ giữa Trung tâm TT- TV với các đơn vị, tổ chức trong mạng lƣới Trung tâm TT-TV các trƣờng đai học, các Trung tâm TT-TV trong khu vực, các Trung tâm TT-TV đầu ngành.

Bên cạnh những căn cứ nhƣ trên, để xây dựng đƣợc chính sách PTNT hoàn chỉnh, có sự cân đối kinh phí, số lƣợng tài liệu cho mỗi chuyên ngành, mỗi loại hình, ngôn ngữ,… giúp Trung tâm TT-TV xây dựng đƣợc vốn tài liệu phong phú, đa dạng, đáp ứng đƣợc NCT của NDT trong trƣờng thì ngƣời làm công tác bổ sung cần nắm chắc các chuyên ngành đào tạo của trƣờng, nắm bắt kịp thời những thay đổi để điều chỉnh cho phù hợp với quy mô đò tạo của nhà trƣờng, xác định đƣợc mức độ bổ sung

cho mỗi ngành khoa học cụ thể, xác định phƣơng hƣớng bổ sung thiết thực và lâu dài, có trọng điểm[1, tr.71-73].

3.2. Giải pháp tăng cƣờng nguồn lực thông tin 3.2.1.Tăng cƣờng kinh phí bổ sung tài liệu

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Thương mại (Trang 123)