Khi nghiên cứu tần xuất sử dụng tài liệu, ngƣời ta nhận thấy rằng ngay sau khi xuất bản tài liệu đƣợc tìm đọc khá nhiều nhƣng sau đó theo thời gian, số lƣợng ngƣời tìm đọc tài liệu này ngày càng giảm đi do thông tin của tài liệu đó không còn tính mới, không hấp dẫn ngƣời đọc. Ở những ngành có tốc độ phát triển càng nhanh thì tốc độ lỗi thời của thông tin càng nhanh. Tuy nhiên ở một số lĩnh vực nhƣ: Văn hóa, lịch sử, khảo cổ,…thì tài liệu càng cũ càng có giá trị do tính hiếm, tính độc nhất của tài liệu mang lại chứ không phải do tính mới của thông tin.
Để biểu thị mức độ lão hoá của tài liệu và lƣợng hoá mức độ lão hoá, các nhà khoa học R. Barton và R. Kebler đã đƣa ra khái niệm "nửa chu kỳ sống " (half life cycle) của tài liệu.
+ "Nửa chu kỳ sống " là khoảng thời gian trong đó đã công bố một nửa toàn bộ tài liệu đang đƣợc sử dụng trong một lĩnh vực nào đó.
+ Nếu nửa chu kỳ sống của ngành toán học là 10,5 năm thì có nghĩa là 50% số bài báo về toán học hiện đang đƣợc sử dụng đƣợc xuất bản trong khoảng 10,5 năm gần đây. Từ quy luật này ta thấy rằng tài liệu khoa học, nhất là các tài liệu thuộc các ngành khoa học công nghệ mũi nhọn, có tốc độ già hóa rất nhanh. Những tài liệu cũ thƣờng ít đƣợc sử dụng, tồn đọng lâu ngày dẫn đến kho tàng bị trật trội, thiếu diện tích . Vì vậy ý nghĩa của quy luật này là giúp các cơ quan thông tin, thƣ viện trong việc thanh lọc tài liệu không còn giá trị, không đáp ứng đƣợc NCT của NDT, để tiết kiệm điện tích kho, công sức của cán bộ, kinh phí bảo quản và lƣu trữ kho sách.
- Quy luật giá cả tài liệu tăng liên tục:
Giá cả của tài liệu đƣợc hình thành bởi giá cả thông tin chứa trong tài liệu và giá phần vật chất mang thông tin cùng với chi phí phân phối tài liệu đến tay ngƣời tiêu dùng (chi phí quảng cáo, phát hành, vận chuyển).
Nghiên cứu của một số tác giả trên tạ chí Library Resourse and Technical Service cho thấy, trong khoảng 10 năm từ 1986 đến 1996, giá của các loại tạp chí tăng khoảng 15%/năm và giá của tài liệu khoa học công nghệ tăng trung bình 12-18%/năm.[1] Các nguyên nhân của sự tăng giá tài liệu là do:
+ Do sự lạm phát của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, + Giá giấy, vật tƣ, nguyên liệu, vật liệu khác cũng tăng lên.
+ Do các nhà xuất bản thƣờng có xu hƣớng tăng thêm số trang, số tập, sau mỗi năm xuất bản (tạp chí) và khi khối lƣợng của tạp chí tăng lên, nghĩa là số trang tác giả (tính bằng đơn vị 1000 ký tự) tăng lên thì kéo theo giá thành của chúng cũng tăng lên theo. Giá cả tài liệu tăng liên tục nên đã ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác phát triển NLTT của các cơ quan TT-TV, làm cho số lƣợng tài liệu mua bằng kinh phí mỗi năm một giảm đi. Do vây, để làm tốt công tác phát triển NLTT và mang lại hiệu quả cao thì phải chú ý tới sự chi phối của các quy luật trên và tìm ra giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu sự chi phối đó.
Sự tác động của các yếu tố khác đến nguồn lực thông tin
Tác động của các yếu tố chủ quan của thƣ viện tới việc phát triển nguồn tin