Tăng cƣờng bổ sung tàiliệu điện tử, tàiliệu ngoại văn * Tăng cƣờng bổ sung tài liệu điện tử

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Thương mại (Trang 129)

- Tiêu chí đánh giá:

3.2.2. Tăng cƣờng bổ sung tàiliệu điện tử, tàiliệu ngoại văn * Tăng cƣờng bổ sung tài liệu điện tử

* Tăng cƣờng bổ sung tài liệu điện tử

Tài liệu điện tử bao gồm tất cả các dạng tài liệu nhƣ sách, báo, tạp chí, các bộ phim, bản nhạc, các file multimedia, các trang web, các CSDL,…đƣợc lƣu giữ trên các vật mang tin điện tử, có thể đọc đƣợc, truy cập đƣợc thông qua máy tính hay mạng máy tính điện tử.

Ngoài những đặc trƣng chung nhƣ tài liệu truyền thống, tài liệu điện tử còn mang những đặc trƣng riêng nhƣ: Cho phép ngƣời dùng có thể tìm tài liệu đồng thời theo nhiều dấu hiệu khác nhau, theo nhiều điểm truy cập khác nhau;cho phép lƣu trữ thông tin dƣới mọi dạng khác nhau nhƣ văn bản, âm thanh, hình ảnh, biểu đồ , hình ảnh tĩnh và động trong cùng một tài liệu; cung cấp khả năng truy cập từ xa trong mọi điều kiện không gian, thời gian; khả năng cho phép nhiều ngƣời sử dụng cùng một tài liệu trong cùng một thời điểm; cung cấp khả năng truy cập nhanh chóng,…[28, tr.40-43]

Với các đặc trƣng nổi trội nhƣ trên tài liệu điện tử ngày càng thể hiện đƣợc vai trò của mình đối với hoạt động đào tạo và NCKH, cũng nhƣ phù hợp với xu hƣớng sử dụng các phƣơng tiện điện tử để giao tiếp với thông tin của bạn đọc. Qua thực tiễn khảo sát NCT tại Trung tâm TT-TV có 38.1% số bạn đọc đƣợc hỏi trả lời thích sử dụng tài liệu điện tử, trong khi thực tế loại hình tài liệu này tại Trung tâm TT-TV chỉ chiếm 6% trong tổng số cơ cấu các loại hình tài liệu. Con số này phản ánh sự chênh lệch quá lớn giữa loại hình tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử mà Trung tâm TT-TV cần phải có CSBS tài liệu điện tử cho phù hợp hơn. Đặc biệt hiện nay trƣờng ĐHTM đang đào tạo theo phƣơng thức tín chỉ, với phƣơng thức đào tạo này đặt ra những đòi hỏi

nhất định về thời gian sử dụng và cách thức khai thác thông tin đối với các nhóm NDT và tài liệu điện tử sẽ giúp bạn đọc dễ dàng truy cập, chia sẻ các nguồn thông tin một cách nhanh chóng, nâng cao hiệu quả chất lƣợng đào tạo, NCKH của NDT.

Nhƣ vây, để khắc phục hạn chế về sự thiếu cân đối trong cơ cấu loại hình tài liệu, bắt kịp xu hƣớng phát triển chung của NLTT và xu hƣớng sử dụng tài liệu điện tử của bạn đọc nói riêng, ngày một thỏa mãn nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu điện tử của bạn đọc và đáp ứng yêu cầu đào tạo theo phƣơng thƣc tín chỉ, từ đó nâng cao chất lƣợng hoạt động đào tạo, NCKH nói chung và hiệu quả hoạt động của Trung tâm TT- TV nói riêng, Trung tâm TT-TV trƣờng, ĐHTM cần tăng cƣờng bổ sung các loại hình tài liệu điện tử bằng cách:

- Xây dựng kế hoạch mua quyền truy cập các CSDL điện tử, các CSDL toàn văn phù hợp với các chuyên ngành đào tạo của trƣờng để phục vụ công tác học tập, giảng dạy và NCKH của các đối tƣợng NDT. Bƣớc đầu do nguồn kinh phí bổ sung đang còn hạn hẹp Trung tâm TT-TV nên ƣu tiên bổ sung các tài liệu số trong nƣớc có liên quan đến tất cả các lĩnh vực đào tạo của nhà trƣờng (đặc biệt ƣu tiên các chuyên ngành còn ít tài liệu tham khảo, các chuyên ngành mới mở), bên cạnh đó, tiến hành bổ sung có lựa chọn các nguồn tài liệu số của các nƣớc có nền kinh tế và KHCN tiên tiến, phù hợp với điều kiện và thực tiễn Việt Nam. Trong đó chú trọng ƣu tiên các lĩnh vực chính theo thứ tự nhƣ sau:

+ Các chuyên ngành chƣa có giáo trình hoặc còn ít tài liệu tham khảo: Tiếng Anh thƣơng mại, Tiếng Pháp thƣơng mại, Thƣơng mại quốc tế, thƣơng mại điện tử, quản trị thƣơng hiệu (số liệu bảng 2.5)

+ Các ngành đào tạo chính của trƣờng: Quản trị kinh doanh, Quản trị doanh nghiệp, Kế toán, Tài chính -ngân hàng , Kinh tế, Marketing thƣơng mại, Kinh doanh

quốc tế, Quản trị nhân lực, Luật kinh tế, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành, Hệ thống thông tin quản lý.

- Số hóa tài liệu

Trung tâm cần có kế hoạch từng bƣớc số hóa các nguồn tin nội sinh nhƣ sách giáo trình, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp, các đề tài NCKH các cấp,…vì đây là một trong những nguồn tài liệu xám chứa đựng các thông tin có giá trị cao, phù hợp với các chuyên ngành đào tạo của Nhà trƣờng mà Trung tâm TT-TV cần phải lƣu trữ, phục vụ bạn đọc với tần suất sử dụng cao, trong khi số bản của tài liệu lại rất hạn chế. Đây chính là giải pháp bổ sung nhanh chóng và ít tốn kém nhất. Căn cứ trên các bản cứng tài liệu hiện có mà Trung tâm TT-TV đã thu thập và các bản mềm tài liệu dƣới các định dạng file khác nhau để ƣu tiên triển khai xây dựng các bộ sƣu tập tài liệu số nhƣ:

+ Bộ sƣu tập Đề tài NCKH các cấp, kỷ yếu hội thảo, báo cáo khoa học;

+ Bộ sƣu tập khóa luận tốt nghiệp, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

+ Bộ sƣu tập giáo trình các môn học chuyên ngành.

Tuy nhiên giá cả của các nguồn tài liệu hữu ích đang đƣợc cung cấp trên thị trƣờng khá cao và đang có xu hƣớng tăng lên, bởi vậy Trung tâm TT-TV cần phải tính toán để cân đối hợp lý nguồn kinh phí đƣợc cấp và các nguồn kinh phí khác để xây dựng kế hoạch bổ sung phù hợp. Ngoài ra, trong xu thế hội nhập, Trung tâm TT-TV cần mở rộng hơn nữa hoạt động hợp tác, trao đổi thông tin với các Trung tâm TT-TV trƣờng đại học cùng khu vực, nhất là các trƣờng thuộc nhóm ngành kinh tế, các trƣờng đại học khác thông qua Liên hiệp Trung tâm TT-TV đại học phía Bắc mà Trung tâm TT-TV đang là thành viên chính thức.

Hiện nay, tài liệu khoa học và công nghệ phần lớn đƣợc viết bằng tiếng nƣớc ngoài, trong đó nhiều nhất là tiếng Anh (theo Globalsearch có đến 68% thông tin trên intrnet là bằng tiếng Anh)[11]. Thực tế khảo sát nhu cầu tin tại Trung tâm TT-TV cho thấy có 64.8% số ngƣời đƣợc hỏi thƣờng dùng tài liệu viết bằng tiếng Việt, 28.2% thƣờng sử dụng tài liệu tiếng Anh, tài liệu tiếng Pháp là 3.9%, tài liệu tiếng Trung là 2.8% . Nhóm NDT sử dụng tài liệu ngoại ngữ tập trung nhiều nhất là các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, đây cũng chính là nhóm đối tƣợng có sự ảnh hƣởng lớn nhất đến chất lƣợng công tác đào tạo và NCKH của trƣờng. Mặt khác, theo xu hƣớng và chiến lƣợc phát triển chung thì Nhà trƣờng sẽ tiếp tục tăng cƣờng hợp tác quốc tế về đào tạo và mở thêm một số ngành đào tạo mới nhƣ tiếng Anh thƣơng mại, tiếng Pháp thƣơng mại, trong khi đó trên thực tế cơ cấu tài liệu phân theo ngôn ngữ tại Trung tâm thì tiếng Việt chiếm 95% số đầu tài liệu, tài liệu tiếng Anh chỉ chiếm 4%, tài liệu bằng ngôn ngữ khác chỉ có 1% . Từ thực trạng trên, có thể thấy rất rõ sự chênh lệch giữa số lƣợng tài liệu tiếng Việt và tài liệu ngoại văn, trong khi số lƣợng tài liệu ngoại văn quá ít lại không đƣợc chú trọng bổ sung thƣờng xuyên do đó chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của các đối tƣợng NDT tại Trung tâm TT-TV và chƣa bắt kịp đƣợc xu hƣớng đào tạo mới của Nhà trƣờng. Do đó, thời gian tới Trung tâm TT-TV cần tăng cƣờng bổ sung thêm nguồn tài liệu ngoại văn bằng cách:

+ Xây dựng kế hoạch bổ sung tài liệu ngoại văn trên cơ sở cân đối nguồn kinh phí đƣợc cấp để tạo điều kiện cho NDT có thể tiếp cận tới những nguồn thông tin khoa học và công nghệ mới trên thế giới một cách trực tiếp và nhanh nhất (NDT không phải chờ tới khi tài liệu đƣợc dịch ra tiếng Việt). Các ngôn ngữ tài liệu cần đƣợc ƣu tiên bổ sung trƣớc mắt đó là tiếng Anh, tiếng Pháp để phục vụ hai chuyên ngành mới mở và làm tài liệu tham khảo thêm cho các chuyên ngành đào tạo của trƣờng. Trong dài hạn khi có nguồn kinh phí lớn hơn, có thể bổ sung thêm tài liệu tiếng Trung Quốc.

+ Tích cực tìm kiếm các nguồn tài trợ tài liệu ngoại văn từ các quỹ, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc để thu thập thêm nguồn tài liệu này.

+ Tham gia chia sẻ, trao đổi tài liệu ngoại văn với các trƣờng đại học có chuyên ngành đào tạo gần với chuyên ngành của trƣờng.

Nhƣ vậy để phục vụ đƣợc NCT ngày một đa dạng, phong phú của NDT; đồng thời góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và NCKH của Nhà trƣờng, Trung tâm TT- TV trƣờng ĐHTM cần phải có chiến lƣợc bổ sung tài liệu cụ thể, khoa học và hợp lý hơn; trong đó đặc biệt chú trọng đa dạng hóa các loại hình tài liệu nhất là tài liệu điện tử và tài liệu ngoại văn.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Thương mại (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)