Số lƣợng đầu tàiliệu

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Thương mại (Trang 95)

- Quy trình bổ sung đối với tàiliệu từ nguồn tặng biếu, tài trợ (sách, báo, )

Số lƣợng đầu tàiliệu

Nguồn: Thƣ viện ĐHTM[33]

Qua biểu đồ 2.4 tác giả thấy tỷ lệ đầu tài liệu công bố chiếm 64%, gần gấp đôi số lƣợng đầu tài liệu xám (36%), nhƣ vậy là có sự chênh lệch khá lớn giữa hai loại hình tài liệu. Tuy nhiên với tiềm lực của mình hàng năm trƣờng ĐHTM có thể sản sinh ra một lƣợng tài liệu xám rất lớn đó là các luận án, luận văn, khóa luận,…và để thu thập và phát triển hơn nguồn tài liệu xám này Thƣ viện cần xây dựng các văn bản để trình lên Nhà trƣờng để làm căn cứ pháp lý cho việc thu thập đƣợc đầy đủ hơn. Bên cạnh đó cần có sự quan tâm từ ban lãnh đạo Thƣ viện và Nhà trƣờng để công tác thu thập đạt hiệu quả cao hơn nữa.

* Nguồn lực thông tin chia theo mục đích sử dụng

Dựa vào mục đích sử dụng của tài liệu có thể chia tài liệu trong Trung tâm thành các nhóm sau:

- Nhóm tài liệu chỉ đạo bao gồm các chỉ thị, nghị quyết, văn kiện của Đảng, nhà nƣớc, các tác phẩm kinh điển của C. Mac, P.Ăng ghen, V. Lênin, Hồ Chí Minh,…Nhóm tài liệu này chiếm một lƣợng không lớn trong cơ cấu vốn tài liệu của Thƣ viện, tuy nhiên vẫn đƣợc thƣ viện bổ sung và cập nhật thƣờng xuyên vì đây là mảng tài liệu quan trọng chứa đựng các thông tin về chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa xã hội cũng nhƣ khoa học giáo dục của đất nƣớc.

- Nhóm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập bao gồm sách giáo trình, sách tham khảo, sách bài tập, tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên. Đây là nhóm tài liệu chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nhóm tài liệu và đƣợc đông đảo bạn đọc sử dụng. Nội dung của tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập chứa đựng các kiến thức khoa học cơ bản và chuyên sâu về các ngành đào tạo nhƣ : Quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính ngân hàng , kinh tế, hệ thống thông tin, Marketing, kinh doanh quốc tế, quản lí nguồn nhân lực, luật thƣơng mại, tiếng Anh thƣơng mại, quản trị khách sạn.,…Đây là nhóm

tài liệu đƣợc thƣ viện ƣu tiên bổ sung và cập nhật thƣờng xuyên để phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, giảng dạy của các nhóm NDT tại thƣ viện.

- Nhóm tài liệu tra cứu bao gồm: Từ điển, bách khoa toàn thƣ, sổ tay, cẩm nang, niên giám, thƣ mục, các CSDL,…Tài liệu này dùng để tra cứu nhanh những số liệu, sự kiện hay một thuật ngữ. Đối với từ điển hiện nay thƣ viện có một số tƣơng đối lớn (với khoảng 562 bản ghi ) các loại từ điển nhƣ: Từ điển tiếng Việt, từ điển Anh- Việt, Nga- Việt, Pháp- Việt,…các từ điển này thƣờng đƣợc sinh viên dùng để phục vụ học tập ngoại ngữ và tra cứu thuật ngữ nói chung. Tài liệu bách khoa thƣ tại thƣ viện tuy số lƣợng không nhiều (khoảng 94 bản ghi) nhƣng đây là những tài liệu rất có giá trị giới thiệu một cách có hệ thống và đầy đủ tri thức về một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học, kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội, giúp cho bạn đọc tại thƣ viện có cái nhìn tổng hợp và toàn diện về một vấn đề. Về các thƣ mục hiện nay thƣ viện đã biên soạn một số thƣ mục nhƣ thƣ mục giới thiệu sách mới, thƣ mục chuyên đề, thƣ mục bài trích báo, tạp chí và xây dựng đƣợc các CSDL thƣ mục cho các loại tài liệu nhƣ sách, khóa luận tốt nghiệp, luận văn luận án, đề tài NCKH, …Các thƣ mục này đƣợc đông đảo bạn đọc sử dụng là cơ sở để các đối tƣợng NDT tra cứu, tiếp cận đến nguồn tài liệu trong thƣ viện.

- Ngoài các loại tài liệu nhƣ trên căn cứ vào mục đích sử dụng thƣ viện còn có một số loại tài liệu khác nhƣ tài liệu NCKH ( đề tài NCKH, Kỷ yếu hội thảo, Khóa luận tốt nghiệp, luận văn,…), tài liệu tham khảo thuộc các lĩnh vực khác nhƣ văn hóa, chính trị, gia đình, xã hôi,…Tuy nhiên việc phân chia tài liệu tại thƣ viện theo mục đích sử dụng nhƣ trên nhiều khi chỉ mang tính chất tƣơng đối, vì một tài liệu giáo trình hay tra cứu đều có thể dùng cho việc nghiên cứu và ngƣợc lại.

Biểu đồ 2.5.Cơ cấu loại hình tài liệu phân theo mục đích sử dụng

Nguồn: Thƣ viện ĐHTM [32]

Qua biểu đồ 2.5 tác giả thấy tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập chiếm đa số cơ cấu với (84%) số đầu tài liệu, số liệu này phản ánh đúng thực tế tình hình bổ sung của thƣ viện vì đây thuộc nhóm tài liệu đƣợc ƣu tiên bổ sung để phục vụ cho các chuyên ngành đào tạo của trƣờng cũng nhƣ mục đích chính mà nhà trƣờng và thƣ viện hƣớng tới là phụ vụ giảng dạy và học tập. Loại hình tài liệu chỉ đạo và tra cứu chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn với 2% và 3% số đầu tài liệu. Tài liệu khác (chiếm 11%) đây là tài liệu NCKH và tài liệu tham khảo khác, vì thƣ viện trƣờng ĐHTM là trung tâm đào tạo và NCKH lớn vì vậy tài liệu NCKH cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu vốn tài liệu, đây là một trong những nguồn tài liệu rất có giá trị. Các tài liệu này đã và đang phát huy hiệu quả trong việc phục vụ nhu cầu tìm kiếm, khai thác sử dụng thông tin của các nhóm NDT tại thƣ viện ĐHTM.

3% 2%

84%11% 11%

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Thương mại (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)