Các hình thức và mô hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 41)

K H: ế hoạch

2.2.4.Các hình thức và mô hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Ngành chăn nuôi tỉnh Nghệ An được đầu tư phát triển ở cả đồng bằng và miền núi. Tuy nhiên mỗi vùng miền tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán mà hoạt động chăn nuôi được thực hiện theo các hình thức khác nhau tương ứng. Các huyện miền núi chủ yếu chăn nuôi theo hình thức chăn thả, vùng đồng bằng và trung du lại chủ yếu chăn nuôi bán chuồng trại và chăn nuôi công nghiệp.

Mỗi hình thức chăn nuôi có một thế mạnh về sản phẩm sản xuất ra. Chăn nuôi theo hình thức chăn thả tuy năng suất thấp nhưng cho chất lượng thịt thơm ngon nhất. Chăn nuôi trang trại cho năng suất cao nhưng hiện nảy sinh nhiều vấn đề về chất lượng sản phẩm gây tâm lý lo ngại cho người tiêu dùng vì hình thức này sử dụng chủ yếu thức ăn công nghiệp nên có thể tồn dư hóa chất trong sản phẩm chăn nuôi. Hình thức chăn nuôi bán chuồng trại là sự kết hợp giữa chăn nuôi thả rông và chăn nuôi chuồng trại (hay còn gọi là chăn nuôi thả vườn), hình thức này khắc phục được nhược điểm của chăn nuôi thả rông là có sự chăm sóc của con người với vật nuôi, giúp vật nuôi tăng khả năng chống chịu khi thời tiết khắc nghiệt, nâng cao năng lực sản xuất, tuy nhiên do sự vận động của vật nuôi có phần bị hạn chế nên thịt không thơm ngon như chăn nuôi thả rông nguyên bản, song nhìn chung vẫn được thị trường ưa dùng. Hình thức chăn nuôi bán chuồng trại là hình thức phổ biến nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Bảng 2.4: Cơ cấu các hình thức chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008 – 2012

(Đơn vị :%)

TT Hình thức chăn nuôi Năm

2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Chăn nuôi chăn thả 34,44 31,21 26,60 20,88 19,37

2 Chăn nuôi bán chuồng trại 41,02 41,69 43,15 43,21 43,77

3 Chăn nuôi công nghiệp 24,54 27,09 30,26 35,91 36,87

Tổng 100 100 100 100 100

Hình 2.2: Cơ cấu các hình thức chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008 - 2012

(Nguồn: Phòng chăn nuôi – Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An)

Trong cơ cấu chăn nuôi thì hình thức chăn nuôi bán chuồng trại chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là hình thức chăn nuôi được áp dụng rộng rãi nhất trên địa bàn toàn tỉnh, hình thức này phụ hợp cho các hộ gia đình quy mô nhỏ lé đồng thời khắc phục được phần nào nhược điểm của hình thức chăn thả. Do đó tỷ trọng chăn nuôi bán chuồng trại ngày càng tăng trong cơ cấu ngành chăn nuôi từ 41.02% năm 2008 lên 36.87% năm 2012.

Hình thức chăn nuôi công nghiệp (chăn nuôi gia trại, trang trại) trên địa bàn tỉnh cũng ngày càng phát triển, tỷ trong tăng dần theo các năm. Từ năm 2010 hình thức chăn nuôi công nghiệp phát triển mạnh. Hình thức chăn nuôi này đã làm tăng sản lượng ngành chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu thực phẩm với sự gia tăng dân số trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên chất lượng hoạt động của trang trại vẫn chưa cao: Phần lớn các trang trại chăn nuôi đều có quy mô nhỏ, số đầu con/trang trại không lớn. Bình quân lao động thường xuyên từ 4 - 7 người/ trang trại, chủ yếu là lao động gia đình.Vốn đầu tư chủ yếu là vốn tự có, bình quân từ 1,9 - 4,2 tỷ đồng/trang trại. Sản lượng hàng hóa bình quân hàng năm đạt 1,5 - 2,9 tỷ đồng/trang trại; thu nhập bình quân của 1 trang trại từ 120-500 triệu đồng. Trang trại chăn nuôi phát triển rải rác, phần lớn là tự phát, chưa có các vùng trang trại được quy hoạch tập trung, do đó còn gây ô nhiễm môi trường, dễ phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh.

Cơ cấu hình thức chăn nuôi đang chuyển dịch theo hướng giảm dần đối với hình thức chăn thả kém hiệu quả, tăng dần hình thức bán chăn thả và chăn nuôi tập trung công nghiệp là hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triến, nâng cao hiệu quả chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Song không nên xóa bỏ hoàn toàn hình thức chăn thả mà vẫn cần đầu tư phát triển vì sản phẩm của hình thức chăn nuôi này phù hợp hoạt động chăn nuôi giống gốc của địa phương đồng thời mang nét đặc trưng riêng có thể xem như “đặc sản” địa phương nhưng cần có biện pháp phòng dịch hiệu quả để giảm thiệt hại cho người chăn nuôi và ngăn chặn bùng phát dịch bệnh lan rộng trên địa bàn do lây lan qua việc thả rông động vật nuôi đồng thời hướng dẫn các hộ chăn nuôi có tác động nhất định khi thời tiết khí hậu thay đổi đề phòng vật nuôi mắc dịch hoặc chết do khí hậu khắc nghiệt.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 41)