K H: ế hoạch
2.1.1. Nhân tố tự nhiên
a,Vị trí địa lý:
Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Phía Đông giáp biển Đông. Phía Tây giáp Lào, thuộc phạm vi ba tỉnh Xiêng Khoảng, Bôli Khămxay và Hủa Phăn (là quốc gia có thế mạnh về giống trâu quý và còn lưu giữ được nhiều nguồn gen vật nuôi phẩm chất tốt và có đặc tính thích nghi với điều kiện khí hậu tương tự Việt Nam nhưng ngành chăn nuôi phát triển còn hạn chế). Phía Nam giáp Hà Tĩnh. Phía Bắc giáp Thanh Hóa. Nghệ An nằm trong toạ độ địa lý từ 18o35' đến 20o00'10" vĩ độ Bắc và từ 103o50'25" đến 105o40'30" kinh độ Đông.
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 5% diện tích cả nước.
Vị trí địa lí của Nghệ An có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Nghệ An nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của cả nước với Quốc lộ 1 nối Bắc - Nam và các tuyến ngang theo chiều Đông - Tây. Đầu mối giao thông lớn nhất tỉnh là thành phố Vinh. Với mạng lưới đường bộ, đường sắt thuận lợi, Nghệ An dễ dàng thiết lập các mối liên hệ kinh tế với các địa phương trong cả nước. Nghệ An cũng có hơn 400 km đường biên giới với Lào nên có thể phát triển hơn nữa việc trao đổi, giao thương với Lào và cả vùng Đông Bắc Thái Lan.
Nghệ An là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng, là một trong những yết hầu quan trọng trong con đường xuyên Việt. Tuy nhiên, vị trí này cũng tạo nên một số khó khăn về mặt khí hậu như sự ảnh hưởng của bão và gió phơn Tây Nam đã gây trở ngại không nhỏ cho sản xuất và đời sống.
Vị trí Nghệ An nhìn chung có thể được coi là một trong những nguồn lực quan trọng. Với vị trí này, Nghệ An có điều kiện hội nhập với thị trường trong nước và quốc tế ở chừng mực nhất định, trên cơ sở khai thác hiệu quả các thế mạnh vốn có của mình.
b, Địa hình:
Địa hình Nghệ An tương đối đa dạng và phức tạp. Ở đây vừa có núi cao, núi trung bình, đồng bằng ven biển. Về đại thể, địa hình Nghệ An chủ yếu mang tính chất đồi núi thấp, với độ cao phần lớn từ 500m đến 1.000m. Đồng bằng chỉ chiếm diện tích nhỏ.
Đồi núi chiếm trên ¾ diện tích của tỉnh. Khu vực cao hơn cả là các dãy núi Trường Sơn và Pu Hoạt. Dãy Trường Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với các sống núi bị chia cắt phức tạp, có nhiều đỉnh cao trên 2000m. Dãy Pu Hoạt có mức độ chia cắt lớn, với mạng lưới sông suối chằng chịt. Ngoài đỉnh Pu Hoạt cao 2.452m còn có nhiều đỉnh khác cao trên 1.500m. Với địa hình này tỉnh Nghệ An gặp một số khó khăn về vấn đề giao thông nội tỉnh do các vùng bị chia cắt, địa hình này một phần làm ngành chăn nuôi bị phân tán, manh mún nhưng nếu tỉnh đầu tư phát triển công trình giao thông cho những vùng này và khai thác địa hình này để phát triển hệ thống chăn nuôi tập trung trang trại, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẽ mang lại lợi ích lớn, đặc biệt áp dụng hình thức chăn nuôi hoang dã (thả rông) đế có chất lượng thịt thơm ngon sẽ trở thành ưu thế của vùng.
Nghệ An có diện tích rừng lớn, tập trung ở các vùng núi. Diện tích rừng đứng thứ 2 cả nước tạo nên những thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp, đồng thời ở khu vực miền núi còn có thể trồng cây công nghiệp dài ngày và chăn nuôi đại gia súc.
Địa hình đồng bằng tập trung ở phía Đông và Đông Nam của Nghệ An. Đồng bằng tương đối rộng do núi lùi xa về phía Tây và hệ thống sông Cả lớn, nhiều phù sa bồi đắp.
c, Khí hậu:
Nghệ An thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh. Khí hậu có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam, chiều Đông - Tây và theo độ cao của địa hình. Hằng năm, Nghệ An nhận được lượng bức xạ mặt trời phong phú với tổng bức xạ là 131,8 kcal/cm2/năm. Tổng nhiệt độ trong năm hơn 8.5000C. Số giờ nắng trung
bình năm đạt 1.500-1.700 giờ. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,90C, cao
nhất là 430C và thấp nhất là 200C, lượng mưa trung bình năm là 1.800 – 2.000
mm. Về chế độ nhiệt có sự phân hóa theo hai mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh. Tháng lạnh nhất là tháng 1 do chịu ảnh hưởng của đới khí hậu á đới và gió mùa Đông Bắc, tháng nóng nhất là tháng 7 do chịu ảnh hưởng của gió Tây mang hiệu
ứng phơn làm nhiệt độ tăng đột ngột, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng. Khí hậu, thời tiết nóng ẩm là môi trường dễ phát sinh dịch bệnhđối với vật nuôi, do đó tỉnh cần chuẩn bị tốt công tác thú y phòng dịch để tránh những thiệt hại nghiêm trọng cho các hộ chăn nuôi cũng như ngành chăn nuôi toàn tỉnh.
Nghệ An cũng là một trong những địa phương có nhiều bão nhất trong năm, 3-4 cơn/ năm, đồng thời cũng là vùng chịu ảnh hưởng của hầu hết các cơn bão vào Việt Nam. Các cơn bão thường có cường độ lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho đời sống và sản xuất.