Năng lực sản xuất giống và cung cấp con giống

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 51)

K H: ế hoạch

2.3.1. Năng lực sản xuất giống và cung cấp con giống

Giống là điều kiện cơ bản để phát huy hiệu quả đầu tư chăn nuôi, là tiền đề tăng năng suất, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng và nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp giống đủ và đảm bảo chất lượng là điều kiện quan trọng quyết định sự phát triển của đàn gia súc. Do yêu cầu bức bách từ thực tế sản xuất cũng như yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của người tiêu dùng đòi hỏi hộ phải đưa những giống tiên tiến vào sản xuất.

+ Năng lực sản xuất và cung cấp con giống:

Phần lớn con giống trong ngành chăn nuôi được cung cấp bởi chính các hộ chăn nuôi bằng phương pháp truyền thống là lựa chọn những vật nuôi của gia đình có ngoại hình đẹp trong đàn để giữ lại nhân giống. Cách chọn giống này có nhiều khả nawg dẫn đến hiện tượng lại giống và giảm ưu thế lai làm giảm năng suất, sản lượng. Hiện nay thì ngành chăn nuôi của tỉnh đã chủ động được về lai tạo giống lợn, chủ động về giống gia cầm, nhưng giống trâu bò vẫn còn tuyển chọn theo phương

pháp truyền thống hoặc nhập con giống từ vùng khác

Bảng 2.10: Cơ sở sản xuất và thụ tinh nhân tạo

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 I Số cơ sở phối giống

1 Cơ sở TTNT Đơn vị 11 11 11 10 10

2 Cơ sở phối giống trực tiếp Đơn vị 4 4 6 7 7

II Số cơ sở sản xuất con giống

1 Cơ sở sản xuất lợn giống Trại 11 11 11 10 10

Số lượng sản xuất Con/năm 616 711 847 830 830

2 Cơ sở sản xuất giống gia cầm

Trại(lò) 14 16 22 36 41

Số lượng sản xuất Con/năm 5.160 6.475 7.035 7.460 8.012

(Nguồn: Phòng chăn nuôi – Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An)

Trên địa bàn tỉnh năm 2008 đã có 11 cơ sở phối giống truyền tinh nhân tạo (đối với bò thịt, bò sữa, lợn) và sản xuất giống lợn lai F1 sản lượng cao, năng suất ổn định, đây là các trạm giống chăn nuôi đóng trên địa bàn các huyện do Trung tâm giống chăn nuôi Nghệ An trực tiếp quản lý và chỉ đạo công tác giống. Ngoài ra còn có các điểm phối giống trược tiếp của các hộ tư nhân (chỉ có phối giống lợn). Phối giống trực tiếp cũng có khả năng dẫn đến hiện tượng lại giống do các cơ sở tư nhân chưa có kinh nghiệm trong đánh số quản lý giống. Mặc dù năng lực sản xuất con giống của các trạm giống ngày càng cao, kỹ thuật truyền tinh nhân tạo ngày càng thể hiện ưu thế trong sản xuất nhưng giá thành phối giống trực tiếp của các cơ sở tư nhân và mua con giống từ các hộ gia đình có mức giá rẻ hơn nên người dân chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chọn hình thức này. Tại các hộ chăn nuôi bò, lợn đực giống chưa có sự quản lý chặt chẽ nhất là tại các vùng miền núi, vì vậy chất lượng đàn lợn, đàn trâu bò bị ảnh hưởng.

Cơ sở sản xuất giống gia cầm là các lò ấp trứng gia cầm trên địa bàn tỉnh đã được cấp phép kinh doanh. Mức tăng sản lượng sản xuất con giống gia cầm tương ứng với số lượng cơ sở sản xuất giống tăng từ 14 trại năm 2008 đến 41 trại năm 2010.

Mặc dù năng lực sản xuất và cung cấp giống củ ngành chăn nuôi tỉnh ngày càng phát triển nhưng bị hạn chế bởi quan niệm, phong tục tập quán chăn nuôi của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn vẫn theo lối truyền thống. Công tác quản lý

giống vật nuôi tại các huyện hầu như chưa được quan tâm, nhiều huyện còn chưa có cán bộ chăn nuôi, các văn bản mới về công tác giống chưa được triển khai thực hiện đúng quy định. Chúng ta phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá thì nguồn gốc xuất xứ của gia súc là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thắng bại trong chăn nuôi. Do vậy, nhiệm vụ cơ bản của cán bộ khuyến nông cơ sở là phải khuyến cáo cho các hộ chăn nuôi hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề này. Tỉnh Nghệ An cần tăng cường đẩy mạnh công tác khuyến nông chăn nuôi, thực hiện tốt công tác quản lý giống, pháp lệnh giống vật nuôi để đảm bảo chất lượng giống vật nuôi.

+ Kết quả thực hiện các chương trình, chính sách giống vật nuôi của Tỉnh Nghệ

An năm 2012:

a, Cải tạo giống, trâu bò:

+ Phối giống bằng TTNT bò lai Zê bu: 18.405 con có chửa/KH 14.438 con, đạt 127,9% KH năm; Phối giống tạo giống bò sữa: 180 con có chửa/KH 180, đạt 100% KH.

+ Bò đực giống lai Zê bu: 20 con/20 con, đạt 100% KH. b, Cải tiến giống lợn:

- Nhập đàn lợn ngoại:- Lợn hậu bị cái giống ông bà, bố mẹ: Tổng số lợn hậu bị nhập đàn năm 2012 là 410 con/KH 460 con đạt 89% chỉ tiêu KH năm.

- Lợn đực giống: Tổng số lợn hậu bị nhập đàn năm 2012 là 10con/KH 14 con đạt 72 % chỉ tiêu KH năm.

- Triển khai chương trình cải tiến giống lợn: duy trì sản xuất, tiêu thụ liều tinh TTNT lợn: tại các cơ sở giống tại 10 đơn vị làm TTNT (thuộc TTGCN) với tổng đàn lợn đực giống là 41 con (32 ngoại, 9 lợn đực MC). Tổng số liều tinh tiêu thụ: 80.951 liều /KH 77.500 liều (đạt 104%), vượt so cùng kỳ năm 2011 127% .

c, Trợ giá giống gốc chăn nuôi: Được triển khai trên 4 đối tựơng: Lợn móng cái; Lợn ngoại, bò vàng và vịt bầu quỳ.

- Lợn Móng cái: Sản xuất con giống lợn hậu bị Móng cái tại 07 điểm giống ở 7 Huyện tổng số lợn hậu bị cái sản xuất đạt tiêu chuẩn giống là: 935 con/KH 935con đạt 100% chỉ tiêu KH năm. So với năm 2011 (1.304 con), giảm 369 con.

- Lợn ngoại: Được triển khai tại 04 trang trại ở 02 Huyện (Nam Đàn: 01 trang trại; Đô Lương: 03 trang trại. Tổng số lợn hậu bị cái sản xuất đạt tiêu chuẩn giống là 800 con/KH 800 con đạt 100 %KH.

- Bò vàng: Thực hiên 70 con /KH 70 con đạt 100% chỉ tiêu KH năm so với năm 2011 (50 con) tăng 20 con.

- Vịt Bầu quỳ: Được triển khai tại 2 điểm giống ở 2 huyện. Tổng số con giống đạt tiêu chuẩn 80.000 con/KH 80.000 con đạt 100% chỉ tiêu KH/năm.

d,Trung tâm giống chăn nuôi:

- Tiếp tục triển khai các đề tài nghiên cứu các biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của Trâu (thuộc Viện KHKT nông nghiệp Miền nam) và dự án KHCN (của Tỉnh) tại huyện Thanh Chương, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn. Kết quả năm 2012 đã phối giống TTNT lai tạo nghé F1 Murah đạt 70 con có chửa, số nghé F1 sinh ra: 25 con và 70 con nghé nội từ trâu đực giống tốt.

- Triển khai dự án: “Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật bảo quản tinh dịch lợn trên 48 giờ, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất giống lợn”;

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w