K H: ế hoạch
2.2.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
Năm 2011 bình quân mỗi người dùng 84g thịt, 60g cá và 30g trứng sữa/ngày, lượng tiêu thụ bình quân đầu người của Việt nam còn thấp so với các nước trong khu vực. Điều này càng khẳng định, nếu có thể giảm giá thúc đẩy cầu trong nước sẽ tạo ra thị trường rất lớn cho các sản phẩm thịt của Việt Nam và đây sẽ là tiền đề tốt cho sự phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
Trong những năm qua giá cả biến động mạnh, nhất là giá thức ăn cho chăn nuôi. Giá cả đầu ra của gia súc, gia cầm diễn biến tuỳ từng loại sản phẩm. Giá thịt lợn hơi thường cao vào những tháng mùa đông và đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán, còn những tháng hè là thời kỳ giá lợn thấp. Giá thịt bò tương đối ổn định nhưng giá bò xuất bán ở nông hộ có xu hướng giảm chút ít, nhìn chung ít biến động qua các tháng trong năm. Giá thịt gia cầm cũng biến đổi liên tục theo tình hình dịch cúm gia cầm. Giá cả lên xuống không ổn định gây nhiều khó khăn cho các hộ chăn nuôi trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân sự thiếu ổn định này do thiếu sự lien kết giữa các thị trường thịt. Nếu các thị trường liên thông với nhau, giá cả sẽ thay đổi cùng nhịp, giúp nó vận hành một cách nhịp nhàng, nhất là khi có biến đổi về giá đầu vào – đầu ra. Tuy nhiên hiện nay thì các thị trường trong ngành chăn nuôi vẫn còn thiếu liên kết, gây nhiều bất lợi cho người chăn nuôi và đây là nguyên nhân chính khiến thị trường thịt đầy biến động. Ngoài ra do khó khăn của nền kinh tế trong nước cầu tiêu dung của người dân giảm mạnh, sức mua của người dân cũng giảm mạnh. Mặt khác trước thông tin tình hình dịch bênh bùng phát như dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, thông tin tồm dư các chất độc hại trong thịt, tình trạng nhập
lậu sản phẩm chăn nuôi qua biên giới gây tâm lý e ngại của người mua khiến đầu ra sản phẩm chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Bình ổn giá cả, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi là nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý.
Hình 2.3: Kênh thị trường bò thịt trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Hình 2.4: Kênh thị trường gà thịt trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Kênh thị trường lợn thịt (số thể hiện tỷ lệ bán qua kênh)
Hình 2.5: Kênh thị trường lợn thịt trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi có nhiều thành phần tham gia từ người chăn nuôi, người thu gom, người buôn bán, người giết mổ, người bán lẻ, người tiêu dùng. Hình 2.3 2.4 2.5 là kênh tiêu thụ của các ngành hàng thịt lợn, thịt bò, thịt gà của tỉnh Nghệ An cho thấy kênh tiêu thụ dài thể hiện sự thiếu kết nối giữa người chăn nuôi và người sản xuất, buôn bán. Chính kênh tiêu thụ dài khiến cho lợi nhuận của người chăn nuôi thu được thấp do phải chia sẻ với nhiểu thành phần trung gian trong khâu tiêu thụ. Do qua nhiều người trung gian mới đến người tiêu dùng nên người tiêu dùng thiếu thông tin về sản phẩm, gây tâm lý e ngại về chất lượng sản phẩm. Do chưa xây dựng được thị trường đầu ra ổn định, các hộ chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào người thu mua nên giá cả thịt trên thì trường nhiều bất ổn, người dân bị ép giá phải bán tháo sản phẩm chăn nuôi khi nghe tin có dịch bệnh … nên lợi nhuận của người chăn nuôi vẫn còn chưa cao cũng như chưa chủ động được kế hoạch sản xuất.
2.2.6.Tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi và trang trại kinh doanh tổng hợp
Toàn tỉnh hiện có trên 360 trang trại chăn nuôi và 200 trang trại kinh doanh tổng hợp. Trong đó: 90 trại chăn nuôi lợn, 32 trại chăn nuôi gia cầm, trên 200 trang trại chăn nuôi trâu bò. Đặc biệt là các trang trại lớn chăn nuôi bò sữa theo hướng công nghiệp của Công ty CP Sữa TH, Vinamilk. Sản lượng hàng hóa sản xuất ra tại các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua nhiều năm đã tăng nhanh tuy nhiên nếu tính bình quân cho mỗi trang trại, sản lượng này vẫn còn thấp so với tiềm năng chăn nuôi của tỉnh.
2.2.6.1. Phát triển kinh tế trang trại theo các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh a. Giá trị sản xuất hoàng hóa
Sản xuất hàng hóa là đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại, để xem xét trình độ sản xuất hàng hóa của các trang trại có thể sử dụng 2 chỉ tiêu: qui mô sản xuất hàng hóa và tỷ suất giá trị sản xuất hàng hóa của các trang trại
Bảng 2.5: Tổng sản lượng của các trang trại và bình quân 1 trang trại ở Nghệ An qua 3 năm (2009 – 2011)
Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011
SL BQ/1TT SL BQ/1TT SL BQ/1TT
1. Trang trại chăn nuôi - Số trâu bò - Số lợn - Số gia cầm Ngàn con Ngàn con Ngàn con 472,21 383,66 5.849,34 0,011 0,055 0,415 432.34 560,42 6.240,55 0,016 0,058 0,656 396,42 638,42 7.426 0,012 0,063 0,870 2. Trang trại KDTH - Sản lượng ngô - Số lợn - Số gia cầm - Sản lượng cá, tôm Ngàn tấn Ngàn con Ngàn con Ngàn tấn 688,56 254,43 2.767,65 171 12,08 14 0,250 0,003 696,2 944 3.137,08 265,5 11,8 16 0,430 0,0045 707,6 1220 3.752,28 366 11,6 20 0,402 0,006
(Nguồn: Các báo cáo tổng hợp phát triển kinh tế trang trại ở Nghệ An qua các năm 2009 – 2011)
- Đối với các trang trại chăn nuôi: đàn gia súc, gia cầm của các trang trại vẫn không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Trong 3 năm, từ năm 2010 đến năm 2012, số lượng đàn trâu bò của các trang trại có xu hướng giảm. Trong khi đó, số đầu lợn của các trang trại có xu hướng tăng lên, làm cho số lợn bình quân của các trang trại cũng tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, đàn gia cầm của các trang trại tăng lên khá nhanh.
- Đối với các trang trại kinh doanh tổng hợp: Trong 3 năm qua, sản lượng ngô của các trang trại tăng, tuy nhiên sản lượng ngô bình quân 1 trang trại lại có xu hướng giảm đi. Đây cũng là một khó khăn cho các trang trại kinh doanh tổng hợp khi gía cả các loại thức ăn tổng hợp cho chăn nuôi ngày càng tăng. Qua 3 năm, số lợn của các trang trại loại này có xu hướng tăng. Qua 3 năm, số gia cầm của các trang trại cũng có xu hướng tăng nhanh. Ở loại hình trang trại này, diện tích dành cho nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng rất cao. Do vậy, sản lượng cá tôm cũng tăng lên rất nhanh qua các năm. Các trang trại KDTH đạt được những thành quả như trên là do số lượng các trang trại này tăng lên, các chủ trang trại đã đầu tư đúng hướng và có hiệu quả cao.
Bảng 2. 6: Thu nhập các trang trại chăn nuôi Nghệ An năm 2011
(đơn vị: triệu đồng)
Loại hình trang trại Tổng thu nhập của các
trang trại
Bình quân thu nhập/trang trại
1 Trang trại chăn nuôi 3.325,9 67,9
2 Trang trại KDTH 3.645,22 66,3
(Nguồn: Chi cục Thống kê Nghệ An)
Thu nhập trung bình của các loại hình trang trại chăn nuôi ở Nghệ An năm 2011 là 67,9 triệu/năm, các trang trại KDTH là 66,3 triệu/năm đây là mức thu nhập tương đối ổn định. Khẳng định chuyển đổi phương thức chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa là một phương hướng đúng đăn giúp người chăn nuôi gia tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đây rõ ràng là hướng đi đúng đắn có tiềm năng mở rộng và phát triển trong tương lai.
2.2.6.2. Phát triển KTTT theo hiệu quả sản xuất của trang trại
Để đánh giá mức độ hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại, chúng cần quan tâm đến 2 chỉ tiêu : giá trị sản xuất/chi phí sản xuất và thu nhập/chi phí sản xuất. Các kết quả này càng lớn thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại càng cao.
Giá trị sản xuất/chi phí sản xuất
Bảng 2.7: Giá trị sản xuất, chi phí sản xuất và GTSX/CPSX của từng loại hình trang trại ở tỉnh Nghệ An năm 2011
Đơn vị tính: Triệu dồng Chỉ tiêu GTSX 1 trang trại CPSX 1 trang trại Lợi nhuận 1 trang trại GTSX/CPSX 1 trang trại
Trangtrại chăn nuôi 177,9 147,02 30,88 1,21
Trang trại KDTH 501,6 421,51 80,09 1,19
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp điều tra trang trại tỉnh Nghệ An năm 2012)
Các trang trại chăn nuôi, với 1 đồng chi phí bỏ ra thu về 1,21 đồng giá trị sản xuất. Trong năm qua, chi phí sản xuất của 1 trang trại chăn nuôi lớn hơn các năm trước do giá cả thức ăn trên thị trường ngày một tăng, mặt khác năm 2011 xuất hiện nhiều đợt dịch bệnh nên chi phí cho tiêm phòng của các trang trại cũng tăng cao. Các trang trại kinh doanh tổng hợp có giá trị sản xuất cao, 1 đồng bỏ ra chỉ thu về
1,19 đồng. Nguyên nhân là do chi phí của các trang trại này rất lớn, chủ yếu chi phí thức ăn cho lợn, chi phí mua lợn giống và cá giống. Mặt khác, chi phí cho xây dựng cơ bản ở các trang trại kinh doanh tổng hợp cũng cao hơn các loại hình trang trại khác. Trong những năm tới, khi đi vào hoạt động phỏ biến và ổn định, chi phí ban đầu giảm dần, loại hình này không chỉ đem lại kết quả khả quan mà còn thu về hiệu quả lớn hơn.
Xét về lợi nhuận mà các trang trại thu được ta nhận thấy, các trang trại KDTH và các trang trại chăn nuôi có mức lợi nhuận khá cao. Cụ thể là 80,09 triệu đồng đối với trang trại KDTH và 30,88 triệu đồng đối với trang trại chăn nuôi. Mức lợi nhuận của các trang trại trong là khá cao chứng tỏ các trang trại đều làm ăn hiệu quả và có lãi. Đây là tín hiệu mừng và là động lực để các trang trại tiếp tục yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận/chi phí sản xuất
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tiết kiệm chi phí sản xuất của các trang trại
Bảng 2.8: Lợi nhuận bình quân, chi phí sản xuất bình quân và lợi nhuận bình quân/chi phí sản xuất bình quân của các trang trại năm 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng và lần
Chỉ tiêu Lợi nhuận
Bình quân
CPSX 1 trang trại
Lợi nhuận bq/CPSX bq
- Trang trại chăn nuôi 30,88 147,02 0,21
- Trang trại KDTH 80,09 421,51 0,19
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp điều tra trang trại tỉnh Nghệ An năm 2011)
Hệ số lợi nhuận bình quân/chi phí sản xuất bình quân chung của các trang trại chăn nuôi và trang trại kinh doanh tổng hợp tương ứng là 0,21 và 0,19. Lợi nhuận của các trang trại chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp cao nhưng cũng yêu cầu chi phí sản xuất của 2 loại hình trang trại này cao, vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Để phát triển các trang trại chăn nuôi, trang trại kinh doanh tổng hợp thì cần có sự ưu đãi, hỗ trợ về vốn ban đầu cho người chăn nuôi.
- Tổng thu nhập/lao động
Bảng 2.9: Tổng thu nhập, số lao động và tổng thu nhập/lao động của các loại hình trang trại ở Nghệ An năm 2011
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Tổng thu nhập 1 trang trại Lao động 1 trang trại GTSX 1TT/lao động 1 TT
Trang trại chăn nuôi 79,6 5,18 15,37
Trang trại KDTH 83 5,25 15,81
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp điều tra trang trại tỉnh Nghệ An năm 2011)
Đây là chỉ tiêu thể hiện thu nhập mà mối lao động của trang trại nhận được trong 1 năm, chỉ tiêu này càng cao thể hiện thu nhập mà các lao động nhận được trong 1 năm cũng càng cao. Chỉ tiêu này cũng thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại.
Qua bảng 10 ta thấy hệ số tổng thu nhập/lao động bình quân của là các trang trại KDTH và các trang trại chăn nuôi, với hệ số tương ứng là 15,81 triệu đồng/người/năm và 15,37 triệu đồng/người/năm. Mặc dù hệ số này chưa cao nhưng nó đã thể hiện được tính ưu việt của kinh tế trang trại so với chăn nuôi nhỏ lẻ, tự cung tự cấp và cho biết được hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại. Do trong năm 2011 các trang trại chăn nuôi và các trang trại KDTH chịu ảnh hưởng của các đợt dịch bệnh nên tổng thu giảm so với các năm trước.
2.3. Các nhân tố tác động đến phát triển hoạt động chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa