Lực lượng lao động ngành chăn nuôi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 57)

K H: ế hoạch

2.3.4.Lực lượng lao động ngành chăn nuôi

Lao động và chất lượng lao động là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng của sản phẩm sản xuất ra, là yếu tố tác động vào tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm.

•Số lượng lao động:

Giai đoạn 2008 – 2012 chính sách giao đất, giao rừng được thực hiện rộng rãi cùng với phong trào khai hoang lập trang trại chăn nuôi, các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi hàng hóa đã thu hút lượng lớn lao động từ ngành trồng trọt sang ngành chăn nuôi làm số lao động ngành chăn nuôi tăng lên trong khi tổng số lao động của ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm. Phát triển chăn nuôi là hướng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đồng thời giảm áp lực về lao

động đối với khu vực thành phố.

Năm 2008 số lao động tăng thêm của ngành chăn nuôi tỉnh Nghệ An là 2.730 người, năm 2009 là 3.079 người, năm 2010 là 2.407 người, năm 2011 là 2.200 người, đến năm 2012 chỉ là 1.822. Tổng số lao động tăng them trong cả giai đoạn 2008 – 2012 là 12.245 người, trung bình tăng 2.449 người. Số lao động tham gia hoạt động trong ngành chăn nuôi giai đoạn 2008 – 2012 tăng ở mức trung bình phù hợp xu thế tất yếu của quá trình đô thị hóa đang diễn tra ngày càng mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh. Năm 2012 số lao động tăng lên cảu ngành chăn nuôi thấp nhất do lao động bị thu hút sang một số ngành nghề khác như: công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ …và một số lao động đi xuất khẩu lao động.

•Chất lượng và tình hình sử dụng lao động:

+ Năng lực trình độ của các cán bộ hoạt động trong ngành chăn nuôi:

Sự tăng lên về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y và khuyến nông hoạt động trong ngành chăn nuôi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển của ngành chăn nuôi tỉnh Nghệ An. Đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn ngày càng nâng cao chính là cơ sở để phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa một cách bền vững, ổn định.

Bảng 2.14: Chất lượng cán bộ hoạt động trong ngành chăn nuôi tỉnh Nghệ An

(Đơn vị: người)

Nội dung Năm2008 Năm2012 tăng thêmSố lượng

1. Tổng số cán bộ hoạt động trong ngành chăn nuôi 205 550 320

2. Số cán bộ qua đào tạo chuyên môn 73 254 172

Số cán bộ trình độ đại học và trên đại học 35 110 75

3. Số cán bộ được cử đi học tập nâng cao nghiệp vụ 30 78 48

(Nguồn: Chi cục Thống kê tỉnh Nghệ An)

+ Năng lực của người chăn nuôi:

Lao động của các hộ chăn nuôi chủ yếu là lao động gia đình, bình quân mỗi hộ là 2,34 lao động. Số lao động bình quân thuê ngoài thấp chỉ khoảng 0,16 lao động/hộ, chủ yếu là lao động thuê theo thời vụ. Vì hộ tận dụng nguồn lao động trong gia đình là chủ yếu, chỉ những hộ chăn nuôi quy mô đầu gia súc lớn mới thuê lao động khi cần thiết. Lực lượng lao động thuê ngoài chủ yếu được hộ chăn nuôi lợn nhất là nuôi lợn nái, thuê theo tính chất không thường xuyên, chỉ khi hộ quá bận vào lúc nái sinh. Có thể thấy, chăn nuôi gia súc, gia cầm không mấy nặng nhọc,

nhưng đòi hỏi sự siêng năng, dày dạn kinh nghiệm, do vậy nếu thuê những lao động phổ thông hay những lao động chưa qua đào tạo các hộ sẽ không yên tâm sử dụng lao động đó. Tuy nhiên số lao động qua đào tạo vẫn còn thấp trung bình 0,3 lao động. Để phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa thì cần nâng cao trình độ người chăn nuôi. Người lao động cần nắm bắt được chất lượng giống, kỹ thuật chăn nuôi, công tác thú ý phòng dịch cho đàn gia súc … thì sản phẩm chăn nuôi mới có năng suất ổn định, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường được.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 57)