K H: ế hoạch
2.1.3. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a, Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:
Nghệ An là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Nghệ An có đầy đủ các loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không.
- Toàn tỉnh có 8.814km đường bộ. Trên địa bàn tỉnh có các tuyến đường ngang nối liền Quốc lộ 1A và 15A, tạo nên hệ thống giao thông Đông – Tây nối vùng đồng bằng, ven biển với khu vực trung du – miền núi. Trong tỉnh có Quốc lộ 7, Quốc lộ 48, Quốc lộ 46, Quốc lộ 15. Ngoài ra còn có 132km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện miền núi, trung du của tỉnh.
- Nghệ An có 124km đường sắt trong đó có 94km tuyến Bắc – Nam với 7 ga trong đó ga Vinh là ga chính tất cả các chuyến tàu xuyên Việt đều dừng và đón khách ở đây thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và hành khách.
-Sông Lam có độ sâu 2 - 4m có cảng Bến Thuỷ là một cảng hàng hoá lâu đời của khu vực Bắc miền Trung có khả năng cho tàu dưới 2.000 tấn ra vào thuận lợi. Trong tương lai, khi thị xã Cửa Lò sát nhập vào thành phố Vinh, thì cảng nước sâu Cửa Lò với công suất 2 triệu tấn/năm (sẽ được nâng lên 5 triệu tấn/năm vào năm 2015, 17 triệu tấn/năm vào năm 2020 ) là một cảng lớn trong hệ thống cảng biển quốc gia sẽ đóng góp cho sự phát triển kinh tế của thành phố trong việc giao thương bằng đường biển.
-Sân bay Vinh là một trong các sân bay dân dụng lớn của khu vực miền Trung và cả nước. Sân bay nằm cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 5 km. Sân bay Vinh hiện có các chuyến bay đi TP Hồ Chí Minh; đi Hà Nội; đi Buôn Mê Thuột. Năm 2011 sản lượng vận chuyển hành khách qua sân bay Vinh đạt trên 550.000 lượt khách.Trong tương lai gần, sân bay này sẽ được nâng cấp hiện đại và mở thêm một số tuyến bay nội địa và quốc tế mới, như Vinh - Viêng Chăn, Vinh - Đông Bắc Thái Lan... . Sau đó, Chính phủ dự kiến mở rộng sân bay Vinh thành sân bay quốc tế với quy mô lớn, mở các tuyến bay đi Trung Quốc, Nhật Bản, khu vực Đông Á và các nước khác..
b, Hệ thống điện:
Mạng lưới cung cấp điện của Nghệ An ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt. Tiềm năng phát triển thuỷ điện tương đối phong phú và phân bố đều trên các sông như nhà máy thủy điện Bản Vẽ, Huổi Na, Khe Bố … Năm 2011 sản lượng điện sản xuất của tỉnh chỉ mới có nguồn thủy điện với sản lương 342,5 MW/năm. Dự kiến đến năm 2015 sản lượng thủy điện tăng lên đến 1.200 MW/năm, ngoài ra còn có nguồn nhiệt điện đạt công suất 2.400 MW/năm, sản xuất điện từ các nguồn năng lượng khác dự tính cung cấp 300 MW/năm.
c, Hệ thống Bưu chính viễn thông:
Hiện nay tỉnh Nghệ An đã có cơ sở vật chất và mạng lưới bưu chính viễn thông hiện đại, với đầy đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc trong nước và quốc tế. Trên địa bàn tỉnh hiện có mặt hầu hết các mạng điện thoại cố định và di đông, phủ sóng hầu hết các huyện, thành thị trong tỉnh. Đến nay 100% phường xã có điện thoại, mật độ thuê bao điện thoại tăng nhanh từ 10,2 máy/100 dân vào năm 2005 lên 92 máy/100 dân theo thống kê 3 tháng đầu năm 2011; mật độ thuê bao internet nay đã đạt 3,02 thuê bao/100 dân; cáp quang đã phủ khắp 100% trung tâm các huyện. Hạ tầng máy tính được đầu tư
tương đối đồng bộ đáp ứng được nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ công chức, hệ thống đường truyền cap quang từ Trung tâm tích hợp dữ liệu đến các cơ sở ban ngành trong tỉnh đã được đưa vào sử dụng, hệ thống hội nghị truyền hình trực tiếp đã được triển khai xây dựng với hơn 22 điểm kết nối UBND tỉnh với UBND các huyện, thành phố, thị xã.
d, Hệ thống tài chính ngân hàng
Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều ngân hàng lớn như: Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng chính sách, …và các tổ chức tín dụng có mạng lưới kinh doanh trên khắp các địa bàn trong tỉnh. Ngoài ra còn có các dịch vụ gửi tiền, các dịch vụ phone banking, home banking; dịch vụ rút tiền tự động ATM cũng đã được triển khai