Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 78)

K H: ế hoạch

3.2.3. Mục tiêu cụ thể

- Mức tăng trưởng bình quân của ngành chăn nuôi giai đoạn 2011 – 2020 đạt mức 43%/năm

- Phấn đấu đến năm 2020 đạt chỉ tiêu số lượng đàn gia súc gia cầm và sản phẩm chăn nuôi cụ thể như sau:

Bảng 3.2: Chỉ tiêu tổng đàn và sản lượng sản xuất của ngành chăn nuôi tỉnh Nghệ An năm 2020

TT Nội dung Đơn vị Chỉ tiêu

1 Tổng đàn trâu bò Con 2.400.000 1.1 Tổng đàn trâu Con 720.000 Sản lượng thịt hơi Tấn 15.840 1.2 Tổng đàn bò Con 1.680.000 - Sản lượng thịt hơi Tấn 42.060 - Bò lai Con 788.000 2 Tổng đàn Bò sữa Con 24.000

- Sản lượng sữa tươi Tấn 30.000

3 Lợn Con 3.000.000

Sản lượng thịt hơi Tấn 366.622

4 Gia cầm Con 60.000.000

Sản lượng trứng Triệu quả 1.200

5 Tỷ trọng chăn nuôi/nông nghiệp % 60

(Nguồn: Phòng chăn nuôi – Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An)

- Phấn đấu đến năm 2020 nâng tỷ trọng sản xuất chăn nuôi hàng hóa theo hướng trang trại tập trung và gia trại chiếm trên 50%.

- Cải tạo chất lượng đàn lơn, trâu, bò đực và áp dụng kỹ thuật mới vào lai tạo giống để có sản lượng thịt hơi tăng bình quân giai đoạn 2010 – 2020 là 53,2%.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi: đàn lợn nạc hóa chiếm trên 96%, bò lai Zebu chiếm 80%, gia cầm giống mới có năng suất thịt, trứng cao chiếm 85 – 90%.

3.2.4. Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2011 – 2020:

•Phát triển chăn nuôi tập trung và các loại vật nuôi chủ yếu. - Xác định vùng chăn nuôi tập trung:

+ Vị trí địa lý: Lập quy hoạch vùng chăn nuôi cho các địa phương dựa trên nghiên cứu và các căn cứ khoa học để phát huy tối đa hiệu quả kinh tế cho hoạt động chăn nuôi.

+ Điều kiện mặt bằng: Diện tích tối thiểu 20 ha trở lên.

+ Khả năng cung cấp nước thuận lợi: nguồn nước mặt đáp ứng yêu cầu vệ sinh hoặc ngồn nước ngần đủ nước cung cấp lâu dài cho phát triển chăn nuôi tập trung.

+ Cơ sở hạ tầng: Có các tuyến đường khu vực đi qua các khu chăn nuôi tập trung, có tuyến nhánh đi vào trong nội bộ từng khu vực. đây tuy không phải là điều kiện cần thiết phải có nhưng nếu có được sẽ rất thuận lợi cho tổ chức xây dựng các tuyến đường sau này và các hộ có thể vào đầu tư phát triên chăn nuôi. Giao thông thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho người chăn nuôi chủ động trong mua nguyên liệu đầu vào cũng như phân phối sản phẩm chăn nuôi thuận tiện

- Chăn nuôi theo hình thức tập trung là giải pháp tối ưu.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các hộ chăn nuôi trong tỉnh chuyển từ chăn nuôi phân tán, chăn nuôi theo kiểu tận dụng, quy mô nhỏ thành các trang trại tập trung chăn nuôi với quy mô lớn và chú trọng ứng dụng công nghệ cao. Khẩn trương di dời cac cơ sở chăn nuôi ở khu vực cấm dang các khu vùng được phép chăn nuôi. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng các cơ sở sản xuất phân vi sinh hữu cơ sử dụng nguyên liệu từ chất thải chăn nuôi. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững với cơ chế chính sách phù hợp.

- Chú trọng phát triến các loài vật nuôi có lợi thế nhất là trâu, bò và lợn tạo sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sản xuất lâu dài ổn định với trình độ cao.

- Các trang trại, gia trai, hộ chăn nuôi tập trung khi tiến hành đầu tư phải thực hiện cam kết: có hệ thổng xử lý chất thải lỏng và chất thải rắn hoặc có hầm biogas đảm bảo vệ sinh môi trường.

•Chuyển đổi đối tượng chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung:

Các trang trại chăn nuôi tập trung phải nằm ngoài khu vực cấm chăn nuôi, trước mắt có thể tồn tại hai hình thức: trang trại, gia trại độc lập và khu chăn nuôi tập trung.

Lộ trình phát triển chăn nuôi tập trung cộng nghiệp: đến năm 2013 chuyển 15% số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi tập trung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w