Kinh nghiệ mở một số tỉnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 28)

K H: ế hoạch

1.2.2.Kinh nghiệ mở một số tỉnh

a, Tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là tỉnh lân cận có điều kiện tự nhiên tương đối giống với Nghệ An do đó Nghệ An đúc rút được nhiều kinh nghiệm qua việc phân tích kết quả thực hiện các chương trình dự án đầu tư phát triển chăn nuôi của tỉnh Hà Tĩnh. Dự án “Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa” tại huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh đã đạt được thành công đáng kể. Hương Sơn tuy là huyện miền núi vùng sâu vùng xa của tỉnh Hà Tĩnh nhưng đây lại là địa phương có lợi thế rất lớn về chăn nuôi trong đó 2 vật nuôi nổi bật là hươu sao và lợn. Toàn huyện Hương Sơn hiện có 325 mô hình kinh tế cho thu nhập từ 100 triệu đồng/năm; trong đó có trên 70 mô hình chăn nuôi lợn tập trung quy mô trên 500 con; 125 mô hình chăn nuôi hươu sao, quy mô trên 10 con; 33 mô hình trồng cây ăn quả đặc sản như cam bù, chanh, bưởi ngọt…

Đạt được kết quả trên nhờ tỉnh Hà Tĩnh và huyện Hương Sơn đã có những chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triên chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng sản xuất hàng hóa.

Sau khi xây dựng lộ trình xây dựng nông thôn mới, huyện đã quy hoạch các vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa chủ lực từ 2012-2015 và định hướng 2020. Trong đó, chú trọng chăn nuôi lợn, hươu sao và bò Zê bu… Nhờ công tác quy hoạch vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung nên người dân yên tâm mở rộng sản xuất chăn nuôi, mở rộng quy mô sản xuất, hỗ trợ hợp tác trong chăn nuôi giữa các gia trại. Và để hỗ trợ kịp thời cho các xã, thôn, hộ dân xây dựng, nhân rộng các mô hình, ngoài chính sách của tỉnh, huyện Hương Sơn đã có sự phối hợp thực hiện giữa Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn với chính quyền địa phương và Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên từ xã đến huyện có các hoạt động hỗ trợ người nông dân xây dựng các mô hình chăn nuôi như: đầu tư xây dựng các mô hình điểm, hướng dẫn trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, hợp đồng với các công ty thức ăn gia súc cung cấp nguồn thức ăn bảo đảm chất lượng và ổn định giá cả đầu vào, giúp người nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm, vận động bà con dồn điền đổi thửa, tham gia các mô hình HTX nông nghiệp, thực hiện tốt liên kết 4 nhà trong phát triển sản xuất..

Huyện còn tích cực huy động vốn đầu tư phát triển ngành chăn nuôi đạt được ngồn vốn trên 405 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện, xã 67,47 tỷ đồng; lồng ghép hơn 140 tỷ; vốn tín dụng, doanh nghiệp 50,04 tỷ đồng;

người dân đóng góp hơn 147 tỷ đồng.Qua chính sách vay vốn chăn nuôi của chương

trình Nông thôn mới người chăn nuôi huyện Hương Sơn đã có điều kiện vay vốn đầu tư xây dựng chuồng trại, mua các giống hươu, lợn … để mở trang trại chăn nuôi.

Có thể nói, việc đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại thời gian qua ở Hương Sơn đã góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn trên địa bàn, từng bước tạo tiền đề vững chắc để Hương Sơn nhanh chóng hoàn thành Chương trình xây dựng NTM theo lộ trình đề ra.

b, Tỉnh Thái Bình:

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của tỉnh Thái Bình đã có nhiều bước tiến khả quan, đã có những nét cơ bản của chăn nuôi công nghiệp, là tỉnh đi trước Nghệ An về thực hiện đầu tư phát triển ngành chăn nuôi sản xuất hàng hóa

theo hướng hiện đại: Đầu tư xây dựng vùng chăn nuôi tập trung nhằm phát triển ngành chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng. Tỉnh Thái Bình đã chọn 7 xã làm các thí điểm xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung. Các vùng này được tỉnh giao cho huyện làm chủ đầu tư xây dựng với tổng kinh phí đầu tư 18,356 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh chiếm 13,9 tỷ đồng, ngân sách địa phương 4,39 tỷ đồng, người dân góp 60 triệu đồng. Theo quy định, mỗi hộ ra vùng chăn nuôi tập trung nếu nuôi 1 loại gia súc, gia cầm ít nhất phải có thường xuyên 20 con lợn nái, 100 con lợn thịt, 2.000 con gia cầm, 10 con trâu bò sinh sản, 50 con trâu bò thịt. Trong trường hợp chăn nuôi tổng hợp thì phải có ít nhất 1 loại gia súc, gia cầm đạt số lượng trên…), xây nhà quản lý không được quá 15m2… Tuy nhiên, các địa phương không thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt. Hiệu quả về mặt kinh tế của các khu chăn nuôi tập trung chưa thực sự tương xứng với quy mô cơ sở hạ tầng hiện đại và chưa đáp ứng được mục tiêu chăn nuôi công nghiệp hiện đại. Vốn bình quân mỗi hộ đầu tư trong vùng chăn nuôi tập trung mới đạt gần 90 triệu đồng, trong khi đó yêu cầu vốn tối thiểu để sản xuất theo quy mô trang trại phải có là 350 triệu đồng/hộ. Hầu hết các hộ đều không có phương án sản xuất kinh doanh, việc xây dựng chuồng trại rất tuỳ tiện, thô sơ, quá nhỏ lẻ, không đúng thiết kế chăn nuôi theo hướng công nghiệp… Theo thống kê, tổng số gia súc đang được 14 hộ trong vùng chăn nuôi tập trung của xã nuôi là 18 con lợn nái Móng Cái và vài trăm con lợn thịt (không bằng một trang trại)…

Nguyên nhân chính là do việc lựa chọn các hộ vào sản xuất không bảo đảm đúng tiêu chí dự án đề ra. Một số cơ sở hạ tầng khá hiện đại nhưng chủ trang trại lại sản xuất quy mô quá nhỏ, phát triển không bến vững và không áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các hộ được chọn chủ yếu xuất phát từ nguyện vọng mà chưa xét đến khả năng tài chính, trình độ quản lý, tiếp cận thị trường ... của họ. Do đó khi bắt tay vào sản xuất nhiều họ không đủ vốn đầu tư, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, chậm nắm bắt thì trường nên chủ yếu vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng. Ngoài ra khi chọn hộ còn nể nang, không căn cứ vào tiêu chí nên nhiều hộ đủ khả năng tài chính, khoa học kỹ thuật lại không được hỗ trợ. Các hộ khi làm đơn ra vùng chăn nuôi tập trung đều với ý định Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ruộng đất được tập trung một nơi, tiện cho sản xuất… nên làm đơn xin ra khu chăn nuôi tập trung, chú trọng xây nhà mới để ở hơn là đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi, đầu tư vốn để phát triển sản xuất dẫn đến tình trạng vừa xây xong nhà tạm ở,

chưa san lấp hết mặt bằng đã hết vốn. Bên cạnh đó còn chưa có sự thống nhất hướng dẫn của các cơ quan chức năng về đất đai nên đa phần các hộ chăn nuôi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để chăn nuôi trang trại tập trung dẫn đến các hộ có điều kiện không thể yên tâm mở rộng quy mô, hộ thiếu vốn không có cơ sở thế chấp vay ngân hàng. Việc tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn của các ngành, địa phương cho các hộ dân về mục tiêu dự án, những yêu cầu phải thực hiện khi ra sản xuất tại vùng chăn nuôi tập trung không tốt. Việc quản lý giám sát của địa phương còn buông lỏng, nhất là trong việc xây dựng chuồng trại, nhà quản lý, đào ao… của các hộ dân.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 28)