Bối cảnh trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 72)

K H: ế hoạch

3.1.1.Bối cảnh trong nước và quốc tế

Chăn nuôi có xu hướng tăng nhanh ở khu vực các nước châu Á – Thái Bình Dương; dự báo nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi khu vực vày tăng 7 – 8%/ năm trong giai đoạn 2009 – 2020. Các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, áp dụng quy trình công nghệ cao, đảm bảo tiêu chuẩn thế giới về vệ sinh an toàn thực phẩm được mở rộng. Các quốc gia chăn nuôi chất lượng cao như Úc, Mỹ … luôn chú trọng công tác nghiên cứu ký thuật chăn nuôi, nghiên cứu cấu trúc di truyển, kiểm định chất lượng sản phẩm chăn nuôi nhằm đảm bảo chất lượng cũng như thương hiệu sản phẩm chăn nuôi. Khi Việt Nam gia nhập WTO thì người tiêu dùng trong nước sẽ có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với các sản phẩm chăn nuôi của các nước khác. Đây cũng là thách thức cho ngành chăn nuôi nước ta phát triển nhằm cạnh tranh với các sản phẩm chất lượng cao này.

Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngành chăn nuôi đã đạt được những thành tựu đáng kể. Quy mô đàn gia súc, gia cầm ngày càng phát triển, giá trị chăn nuôi đem lại tăng lên qua các năm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và thị trường thế giới.Chăn nuôi nước ta đang chuyển dần sang sản xuất hàng hoá. Các hộ tăng cường đầu tư cho chăn nuôi, các trang trại - gia trại chăn nuôi cũng được hình thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi đối mặt với sự bùng nổ của các dịch bệnh: dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh,... làm tiêu huỷ hàng triệu con gia súc - gia cầm. Cơ cấu trong chăn nuôi theo hướng chuyển từ con có giá trị tăng thêm thấp sang con có giá trị tăng thêm cao để tăng thu nhập trên 1 ha canh tác, chuyển từ sản phẩm cung đã vượt quá cầu sang các sản

phẩm có thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn với giá cả cao hơn.

Tuy nhiên hiện tại ngành chăn nuôi nước ta vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Mâu thuẫn hiện nay của ngành chăn nuôi là: giá cả đầu vào cao, giá đầu ra thấp; giá bán sản phẩm của người chăn nuôi thấp, giá mua thực phẩm cao; chăn nuôi phát triển càng nhanh thì mức độ ô nhiễm môi trường càng nặng; đất sử dụng cho chăn nuôi không thiếu nhưng thiếu sự ổn định và quy hoạch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 72)