Công tác thú y và phòng trừ dịch bệnh:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 63)

K H: ế hoạch

2.3.6.Công tác thú y và phòng trừ dịch bệnh:

Năm 2012, diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản trong cả nước diễn biến phức tạp, nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm xảy ra như dịch cúm gia cầm, dịch

Tai xanh, bệnh lở mồm long móng, ... Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong năm qua cũng đã xảy ra nhiều loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản ở hầu hết các địa phương trong Tỉnh tuy nhiên, đa số các ổ dịch chỉ xẩy ra nhỏ lẻ, được phát hiện sớm, khống chế nhanh, dập tắt trong diện hẹp:

Bảng 2.18: Tình hình dịch bệnh ở Nghệ An năm 2012

Dịch bệnh Địa bàn Số lượng tiêu hủy

Dịch cúm gia cầm Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Diễn

Châu, Nam Đàn, Tp. Vinh, Tương Dương, Nghi Lộc, TX. Thái Hoà, TX. Cửa Lò, Hưng Nguyên và Thanh Chương

92.908 con gà

Dịch Tai xanh Yên Thành, Quỳnh Lưu, Thanh Chương,

Nghi Lộc, Hưng Nguyên và Đô Lương.

1.746 con lợn Dịch lở mồm long

móng

Thanh Chương, Nam Đàn, Yên Thành, Nghi Lộc, Tân Kỳ và Quỳnh Lưu

29 bò, 22 trâu và 23 lợn

Bệnh THT trâu bò Tương Dương và Quỳ Châu 06 bò, 39 trâu, 01

nghé

(Nguồn: Báo cáo chăn nuôi – thú y tỉnh Nghệ An năm 2012)

Để giảm tỉnh hình dịch bệnh thì tỉnh đã triển khai công tác tiêm phòng dịch theo đúng kế hoạch tiêm phòng đã đề ra đạt một số kết quả như: Vắc xin LMLM: tiêm được 787.830 liều; THT trâu bò: tiêm được 601.905 liều, đạt 60.4% kế hoạch; THT lợn: tiêm được 379.155 liều, đạt 32.5 % kế hoạch. Dịch tả lợn: tiêm được: 605.003 liều, đạt 79% kế hoạch; DịchTai xanh: 40.000 liều (tiêm chống dịch). Cúm gia cầm H5N1: 2.800.000 liều. Khi dịch xẩy ra, chính quyền địa phương đã vào cuộc chỉ đạo quyết liệt và thực hiện đồng bộ các giải pháp chống dịch, khống chế bao vây ổ dịch dập dịch nên dịch được khống chế và dập tắt nhanh chóng. Đặc biệt công tác kiểm dich động vật, sản phẩm động vật được thực hiện nghiêm ngặt tại các chợ đầu mối, cửa khẩu … nhằm giảm tình trạng lây nhiễm bệnh từ các gia súc gia cầm nhập ngoại, từ tỉnh khác. Dịch bệnh khiến người chăn nuôi sẽ phải tiêu hủy gia súc gia cầm gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi. Muốn phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tỉnh cần kiểm soát chặt chẽ công tác phòng chống dịch bệnh để ổn định công tác chăn nuôi cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 63)