Giải pháp về thú ý và phòng trừ dịch bệnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 85)

K H: ế hoạch

3.4.4. Giải pháp về thú ý và phòng trừ dịch bệnh

Hiện nay vấn đề dịch bệnh đang là thách thức lớn cho ngành chăn nuôi của Việt Nam nói chung và chăn nuôi gia súc của tỉnh Nghệ An nói riêng. Việc phòng trừ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tốt sẽ tạo điều kiện để chăn nuôi theo hướng hàng hoá phát huy hiệu quả hơn. Nhu cầu về sản phẩm của chăn nuôi là rất lớn, nhưng trước thực tế người tiêu dùng hướng đến các sản phẩm sạch nên ngành chăn nuôi cần có kế hoạch phòng chống dịch bệnh, khi có dịch cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp xử lý kiểm soát dịch bệnh, hộ chăn nuôi cần có biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của mình vừa để đảm bảo đồng vốn của mình bỏ ra cho chăn nuôi được thu về vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm chăn nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường.

Với địa bàn rộng lớn cùng với dịch bệnh phức tạp như hiện nay, mạng lưới cán bộ thú y như hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của chăn nuôi trong toàn Tỉnh đặc biệt là các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa; khi có dịch lớn xảy ra khả năng khoanh vùng và loại trừ nhanh chóng dịch bệnh hầu như vẫn chưa làm được. Vì vậy, các hộ chăn nuôi vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng và chữa bệnh cho đàn gia súc. Để đàn gia súc phát triển khoẻ mạnh, tăng trưởng tốt và hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh thì cần phải thực hiện:

+ Biện pháp phòng chống dịch bệnh:

- Xây dựng quy trình vệ sinh thú y cho các hộ chăn nuôi, xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, xử lý tốt chất thải chăn nuôi.

- Các hộ chăn nuôi lợn phải tiêm phòng định kỳ, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc nhất là đối với các loại bệnh nguy hiểm như: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch lợn tả, đóng dấu lợn, liên cầu khuẩn, bệnh tai xanh... Nếu xảy ra ổ dịch cần báo ngay cho trung tâm thú y cơ sở để kịp thời xử lý tránh lây lan ra diện rộng.

- Các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và công tác thú y phải được thường xuyên tập huấn kiến thức cho các hộ chăn nuôi để họ có thể tự chữa trị các bệnh thông thường của đàn gia súc nhất là đối với lợn, hướng dẫn sơ cứu cho lợn, trâu bò khi phát hiện bị bệnh trước khi cán bộ thú y đến qua các phương tiện thông tin đại

chúng như loa đài, các lớp tập huấn tại thôn, xã. Quán triệt pháp lệnh thú y và nâng cao ý thức phòng bệnh cho gia súc gia cầm.

- Cần hỗ trợ xây dựng mạng lưới thú y cơ sở, cần biên chế 1 cán bộ thú y chuyện trách trên địa bàn xã, tăng cường thêm 1 – 2 cán bộ thú y ở những xã chăn nuôi trọng điểm của huyện. Các bộ thú y này nằm trong biên chế của trạm thú ý huyện đồng thời chính quyền địa phương nên hỗ trợ về nơi làm việc và một phần kinh phí cho họ như hỗ trợ kinh phí đi lại.

- Mặt khác cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc buôn bán, vận chuyển thuốc thú y ở các cơ sở, dịch vụ thú ý, giúp cho các hộ chăn nuôi có lượng thuốc bảo đảm chống được các mầm bệnh.

+ Hỗ trợ chi phí phòng dịch bệnh trên đàn gia súc cho hộ nông dân: - Thực hiện chính sách tiêm phòng vacxin bắt buộc đối với đàn gia súc. - Hỗ trợ 1/3 chi phí vacxin phòng dịch cho các hộ chăn nuôi với quy mô lớn hàng trăm con (nhất là các mô hình trang trại chăn nuôi gia súc).

- Ban hành chính sách xã hội hoá công tác thú ý và vệ sinh an toàn thực phẩm. + Cải thiện chế độ đãi ngộ với đội ngũ thú y của huyện.

- Tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ của lực lượng cán bộ thú y từ cấp huyện đến cấp cơ sở.

- Có biện pháp chế độ đãi ngộ phù hợp cho cán bộ thú y tham gia các hoạt động phòng những dịch bệnh có tính chất nguy hiểm: liên cầu khuẩn, bệnh tai xanh, lở mồm long móng...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w