Định hướng phát triển ngành chăn nuôi tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 73)

K H: ế hoạch

3.1.2. Định hướng phát triển ngành chăn nuôi tại Việt Nam

Định hướng phát triển ngành chăn nuôi nước ta đến năm 2012 và tầm nhìn đến năm 2020 do cục chăn nuôi để ra như sau:

Mục tiêu của ngành chăn nuôi Việt Nam đến năm 2015 Mục tiêu chung:

Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại, công nghiệp gắn với giết mổ chế biến tập trung công nghiệp; từng bước đưa chăn nuôi nhỏ lẻ vào chuỗi sản xuất thực phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đáp ứng nhu cầu một số loại thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng trong nước và chuẩn bị điều kiện để xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi.

Định hướng phát triển đến 2015:

- Phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ ở một số vùng. Tổng đàn lợn tăng bình quân 2,0%/năm, đạt khoảng 33 triệu con, trong đó đàn lợn nuôi trang trại, công nghiệp khoảng 30%.

- Đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và chăn nuôi chăn thả có kiểm soát. Tổng đàn gà tăng bình quân trên 5 – 6%/năm, đạt khoảng 260 triệu con, trong đó đàn gà nuôi công nghiệp chiếm khoảng 30%. Không khuyến khích tăng tổng đàn thủy cầm, phát triển theo hướng thay đổi coi cấu giống, cơ cấu chăn nuôi: tăng quy mô chăn nuôi thủy cầm theo hướng công nghiệp chiếm trên 20% và chăn thả có kiểm soát.

- Tăng đàn bò sữa bình quân lên trên 11%/ năm, đạt khoảng 350 ngàn con, trong đó 100% số lượng bò sữa được nuôi thâm canh và bán thâm canh.

- Tăng đàn bò thịt bình quân 4%/năm, đạt khoảng 10 triệu con, trong đó bò lai đạt khoảng 45%.

- Ổn định đàn trâu với số lượng khoảng 3,1 triệu con, nuôi tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Các loài vật nuôi khác, tùy theo điều kiện cụ thể của từng nơi và nhu cầu thị trường, các đại phương có những định hướng và chính sách phát triển phù hợp.

- Phát triển mạnh công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên cơ sở mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

- Chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp để trồng cỏ thâm canh và các loại cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằng các giống năng suất cao, giầu đạm. Khuyến khích các trang trại quy mô lớn tự chế biến nguyên liệu trong nước và tận dụng triệt để nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi theo các công thức đã có.

- Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng bình quân 8%/năm, đạt khoảng 16 triệu tấn.

- Phát triển hệ thống giết mổ, chế biến có quy mô phù hợp với công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa và đa dạng các mặt hàng thực phẩm chế biến đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.Khuyến khích các cơ sở chế biến nhỏ, thủ công áp dụng quy trình, thiết bị chế biến hợp vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Củng cố nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh của hệ thống thú y từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là hệ thống thú y cơ sở.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w