Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của việc phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 74)

K H: ế hoạch

3.1.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của việc phát triển

triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

Mục tiêu lập ma trận phân tích SWOT là tìm cách kết hợp giữa các điểm mạnh và cách thức (S – T), giữa các điểm yếu và cơ hội (W – O) nhằm phát huy tốt nhất các điểm mạnh, khai thác các cơ hội, khắc phục các điểm yếu và đối phó tốt nhất với các thách thức trong phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Nghệ An. Kết quả phân tích SWOT và phương án kết hợp các yếu tố S – T và W – O được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Phân tích SWOT đối với phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa

Điểm mạnh Điểm yếu

- Chăn nuôi đã phát triển theo quy mô lớn

- Có diện tích đất nông nghiệp lớn tạo nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm phát triển

- Có địa hình đa dạng thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, nhất là chăn nuôi trâu, bò do có diện tích chăn thả và diện tích đồng cỏ

- Vẫn còn xuất hiện chăn nuôi theo hướng kết hợp các loại gia súc trong hộ

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật, kiến thức thị trường của người chăn nuôi còn thấp.

Chưa gắn kết được sản xuất với công nghiệp chế biến, chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Chăn nuôi theo hướng chuyên môn hoá dựa vào điều kiện tự nhiên, địa hình.

- Kết hợp giữa người chăn nuôi và công ty thức ăn, thực phẩm và nơi cung cấp giống.

Cơ hội Thách thức

- Nhu cầu tiêu dùng trong Tỉnh còn lớn và khả năng sẽ tiếp tục tăng.

- Chăn nuôi theo hướng tập trung theo hàng hoá đang được nhà nước khuyến khích phát triển.

- Thị trường các yếu tố đầu vào biến động phức tạp, không có lợi cho người chăn nuôi.

- Yêu cầu chất lượng và vệ sinh thực phẩm ngày càng cao.

- Dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước diễn biến phức tạp và luôn có nguy cơ tiềm ẩn; thiên tai vẫn thường xảy ra làm ảnh hưởng tâm lý, không yên tâm đầu tư của người chăn nuôi hạn chế không nhỏ trong việc triển khai các chương trình dự án, phát triển trang trại, phát triển tổng đàn và sản xuất của ngành chăn nuôi.

- Chăn nuôi luôn thiếu vốn, tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng khó khăn đã gây khó khăn cho việc mở rộng sản xuất, phát triển trang trại chăn nuôi - Thông tin về khoa học kỹ thuật, về dịch bênh, giá cả thị trường còn chưa sát tới hộ chăn nuôi.

- Phát triển chăn nuôi gắn với nhu cầu thị trường, khắc phục tình trạng phát triển sản xuất tự phát, liên kết sản xuất giữa hộ chăn nuôi và doanh nghiệp chế biến thức ăn.

- Tranh thủ các chính sách của nhà nước để phát triển chăn nuôi theo quy mô phù hợp.

- Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn, kỹ thuật cho người chăn nuôi.

3.1.4. Một số mô hình chăn nuôi hiệu quả

+ Mô hình chăn nuôi liên kết với Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco: Có 19 mô hình chăn nuôi liên kết, hàng năm sản xuất 20.580 con lợn thịt chất lượng cao xuất chuồng, chiếm 3% số lượng lợn hơi xuất chuồng của tỉnh. Thực chất đây là mô hình liên kết 4 nhà “Nhà nước - Nhà nông - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp”. Mô hình đã giải quyết được 3 vấn đề cơ bản của người nông dân khi liên kết với công ty là “vốn - kỹ thuật - đầu ra”; người chăn nuôi được cung cấp giống tốt, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, tiếp thu kiến thức về tiến bộ khoa học công nghệ trong chăn nuôi, được bao tiêu sản phẩm; hiệu quả kinh tế khá cao, phát triển bền vững. Tuy vậy, hiện nay nông dân gặp khó khăn về giao đất, thiếu vốn để xây dựng chuồng trại; Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco chưa đủ lợn giống để mở rộng vệ tinh; Chính quyền các cấp chưa quan tâm đến quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung tách khỏi khu vực dân cư.

+ Mô hình tổ hợp chăn nuôi tại xã Thanh Tường, Thanh Ngọc, Võ Liệt huyện Thanh Chương: Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện, mỗi tổ hợp từ 15 đến 20 hộ, quy mô mỗi hộ từ 10 - 15 lợn thịt. Vốn do Ngân hàng Chính sách cho vay mỗi hộ 30 triệu đồng với lãi suất ưu đãi (0,65%/tháng) để xây dựng chuồng trại, gắn bể Biogas composite và mua con giống, thức ăn. Mô hình này góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người dân ở khu vực tái định cư, sử dụng khí đốt trong quá trình xử lý chất thải chăn nuôi phục vụ sinh hoạt gia đình; bước đầu cho hiệu quả kinh tế. Tuy vậy, mô hình phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, nằm trong khu dân cư; người chăn nuôi chưa tiếp cận được quy trình kỹ thuật chăn nuôi như con giống, công tác phòng chống dịch bệnh, xử lý chất thải trong chăn nuôi,... nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao, dễ phát sinh dịch bệnh cho đàn lợn và ảnh hưởng sức khoẻ con người.

+ Mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học theo quy trình VietGap do Trung tâm hỗ trợ nông nghiệp nông thôn, thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND huyện Nam Đàn (Nghệ An) triển khai trên địa bàn hai xã Nam Thượng và Nam Thanh.Mô hình được triển khai tại 9 hộ chăn nuôi thuộc 2 xã Nam Thanh, Nam Thượng (huyện Nam Đàn), với hơn 4.000 con gà giống sạch bệnh. Trước khi triển khai mô hình, chính quyền hai xã tiến hành chọn hộ tham gia

Dự án phải đáp ứng các yêu cầu như: chuồng nuôi, vườn chăn thả, điều kiện, khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng và cam kết thực hiện những quy định. Dự án hỗ trợ 100% giá con giống, 30% giá thức ăn, vaccine và hóa chất sát trùng.

Các giống gia cầm đưa vào nuôi là gà Lương Phượng và Sasso lai Lương Phượng bảo đảm chất lượng và an toàn dịch bệnh. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật và đi tham quan, học tập kinh nghiệm chăn nuôi an toàn sinh học tại một số địa phương trong và ngoài tỉnh.

Ngoài ra, trong quá trình triển khai, các cán bộ kỹ thuật của dự án còn thường xuyên theo dõi, hướng dẫn các quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định. Nhờ vậy, đàn gia cầm sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ nuôi sống đạt cao 98%, trong thời gian 2,5 đến 3 tháng tuổi, trọng lượng gà mái đạt từ 1,8 - 2,0kg/con; gà trống từ 2,2 - 2,5kg/con. Kết quả trên cho thấy mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học triển khai tại 2 xã Nam Thượng và Nam Thanh, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo điều kiện cho người nuôi bỏ được tập quán chăn nuôi cũ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh, đồng thời tạo thêm nhiều cơ hội thoát nghèo cho nông dân.

+ Mô hình trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao của tập đoàn TH. Đây là trang trại có quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một phần của dự án chăn nuôi bò và chế biến sữa tươi tập trung, quy mô công nghiệp hiện đại của Tập đoàn TH với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Với hệ thống trang trại hiện đại có tổng số đàn bò là 45.000 con và một nhà máy chế biến sữa tươi chất lượng cao có công suất 500 tấn/ngày. Tập đoàn TH ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới và quy trình sản xuất quy trình sản xuất sạch, khép kín, với trình độ kỹ thuật cao vào chăn nuôi bò và chế biến để tạo ra sữa tươi sạch TH true Milk. Mô hình chăn nuôi quy mô lớn, khép kín, đảm bảo quy trình kỹ thuật cao từ thức ăn, chất lượng giống, môi trường, sản xuất sữa đảm bảo cung cấp nguồn sữa tinh khiết cho người tiêu dùng. Đây là mô hình có sự kiểm soát chặt chẽ đầu vào – đầu ra đảm bảo chất lượng và sự ổn định trong sản xuất chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w