Thức ăn chăn nuôi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 54)

K H: ế hoạch

2.3.2. Thức ăn chăn nuôi

- Năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi của tỉnh Nghệ An:

Năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi của các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2008 – 2012 có xu hướng tăng nhờ tỉnh đã đầu tư nâng cấp và xây mới.

Bảng 2.11: Năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi

(Đơn vị: Tấn)

TT Đơn vị Năm

2008 Năm2009 Năm2010 Năm2011 Năm2012

1 Công ty CP vật tư nông nghiệp

tỉnh Nghệ An

4.000 4.500 7.500 8000 8.500

2 Công ty thức ăn chăn nuôi con

heo vàng

- 1.800 3.200 3.500 3.500

3 Công ty thức ăn chăn nuôi con

gà vàng

- - 1.200 1.500 1.500

Tổng cộng 4000 6.300 11.900 13.000 13.500

(Nguồn: Phòng chăn nuôi – Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An)

Trong số các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An là đơn vị đứng đầu song sản xuất nắm phần lớn thị phần trên địa bàn, tổng công suất năm 2008 là 4.000 tấn/ năm đến năm 2012 đạt 8.500 tấn /năm tăng 4.500 tấn do năm 2010 công ty đã đầu tư xây dựng thêm một xưởng sản xuất thức ăn chăn nuôi. Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009, sau 4 năm công ty thức ăn chăn nuôi con heo vàng đã tăng sản lượng từ 1.800 tấn/ năm vào năm 2009 lên

gần gấp đôi đạt 3.500 tấn/ năm vào năm 2012. Công ty thức ăn chăn nuôi con gà vàng là một doanh nghiệp nhỏ, mới tham gia hoạt động chế biên thức ăn chăn nuôi nên sản lượng còn nhỏ và độ tăng về mặc sản lượng cũng không nhiều đạt 1.200 tấn/ năm vào năm 2010, đạt 1.500 tấn/ năm vào năm 2011 và giữ nguyên mức 1.500 tấn/ năm vào năm 2012. Các đơn vị còn lại có quy mô nhỏ hơn những cũng không ngừng cải tiến sản xuất nhằm tăng năng suất và giảm giá thành sản phẩm. Tổng năng suất sản phầm chăn nuôi của tỉnh tăng nhanh. Năm 2012 tổng năng suất sản phẩm chăn nuôi đạt 13.500 tấn/ năm gấp 3,375 lần tổng năng suất chăn nuôi năm 2008.

Bảng 2.12: Diện tích đồng cỏ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008 - 2012

(đơn vị: ha/năm)

TT Nội dung Năm

2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Diện tích đồng cỏ tập trung 835.70 1.685,70 2.495,20 2.595,20 2.777,20 2 Diện tích đồng cỏ tại vường

nông hộ

365,36 902,10 1.733,86 2.039,30 2.174,88 3 Tổng diện tích trồng cỏ 1.201,06 2.587,80 4.229,06 4.634,50 4.953,08

(Nguồn: Phòng chăn nuôi – Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An)

Diện tích trồng cỏ phục vụ nguồn thức ăn thô xanh cho chăn nuôi gia súc tăng lên hàng năm góp phần giải quyết sự thiếu hụt thức ăn trong chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hiện nay của cả tỉnh. Trong 5 năm diệc tich trồng cỏ tăng 3.751,02 ha, trong đó diện tích đồng cỏ tập trung tăng thêm 1.941,05 ha, diện tích cỏ trồng tại các nông hộ tăng thêm 1.809,52 ha.

Việc phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, mở rộng diện tích trồng cỏ sẽ giúp tỉnh đảm bảo nguồn thức ăn chăn nuôi về mặt số lượng cũng như chất lượng sản phẩm, chủ động đảm bảo về công tác ổn định giá cả thức ăn chăn nuôi giúp người dân chủ động trong việc lên kế hoạch chăn nuôi.

- Tình hình sử dụng thức ăn ở các hộ chăn nuôi:

Bảng 2.13: Tình hình sử dụng thức ăn gia súc, gia cầm trong các hộ chăn nuôi ở 3 huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương.

(Đơn vị: %)

TT Chỉ tiêu Nam Đàn ChươngThanh Đô Lương

Hoàn toàn công nghiệp 17,24 9,09 12,08

Phối trộn với đậm đặc 66,90 74,03 67,08

Tận dụng 15,86 16,88 20,83

2 Lợn thịt 100,00 100,00 20,83

Hoàn toàn công nghiệp 18,59 23,96 22,20

Phối trộn với đậm đặc 71,30 62,50 60,49 Tận dụng 10,11 13,54 17,31 3 Trâu, bò a, Cỏ 100,00 100,00 100,00 Trồng 48,92 39,83 75,00 Cắt tự nhiên 51,08 60,17 25,00 b, Thức ăn khác 100,00 100,00 100,00 Thức ăn tinh 100,00 100,00 57,26

Thức ăn qua chế biến - - 42,74

4 Gia cầm 100,00 100,00 100,00

Cám công nghiệp 25,38 23,53 21,17

Cám phối trộn với thức

ăn thô 63,14 65,42 61,45

Thức ăn tự nhiên 11,48 11,05 17,38

(Nguồn: Báo cáo tình hình chăn nuôi của huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương)

Trong thành phần thức ăn của gia súc, gia cầm trong các hộ chăn nuôi thì yếu tố rau xanh (thức ăn thô), thức ăn thừa trong sinh hoạt là hai loại thức ăn phụ được tất cả các hộ chăn nuôi tận dụng, ngoài ra các hộ có sử dụng thêm cám gạo và ngô. Còn lại chủ yếu sử dụng cám ngô, cám tổng hợp, đậm đặc bán sẵn trên thị trường và các loại nông sản có sẵn trong nông hộ như cám gạo, gạo, khoai lang. Còn với chăn nuôi lợn thịt và lợn nái thì các hộ chăn nuôi phối trộn với đậm đặc. Hình thức cho ăn hoàn toàn cám công nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ thấp trong 3 hình thức cho ăn.

Hầu hết các hộ chăn nuôi lợn nái ngoại, lợn thịt ngoại đều sử dụng thức ăn hỗn hợp, chăn nuôi theo kiểu công nghiệp. Tuy nhiên vẫn có nhiều hộ vẫn tự chế biến thức ăn cho lợn trong đó thức ăn tinh, rau xanh cho lợn nái nội chiếm hơn 70%, thức ăn giàu chất đạm chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (khoảng 8 – 15%). Nguồn thức ăn hỗn hợp được cung cấp từ các công ty thức ăn như Công ty CP vật tư nông nghiệp tỉnh Nghệ An, Con heo vàng, Con gà vàng … tuy giá thức ăn cao nhưng thu được năng suất cao.

Thức ăn do chăn nuôi trâu, bò chủ yếu là cỏ và thức ăn khác như thức ăn tinh (cám gạo, cám ngô, khoai lang...) thức ăn có qua chế biến như ủ rơm, ủ chua chưa xuất hiện. Đã xuất hiện hình thức trồng cỏ để nuôi bò, đây là hướng đi đúng đắn thể hiện tính chăn nuôi theo hướng hàng hoá cao. Hộ ý thức tạo nguồn thức ăn chủ động cho trâu, bò ngoài cỏ tự nhiên sẵn có. Đây cũng là sự góp phần đáng kể của Tỉnh và công tác khuyến nông đưa dự án trồng cỏ nuôi bò, làm mô hình trình diễn nên các hộ chăn nuôi thấy được lợi ích mà làm theo.

Phần lớn các hộ chăn nuôi gia cầm tự chế biến thức ăn bằng cách sử dụng cám công nghiệp phối trộn với các loại thức ăn thức ăn thô như rau, củ, hèm rượu, cá … việc phối trộn này giảm chi phí nhưng người chăn nuôi lại khó theo dõi chất lượng dinh dưỡng của thức ăn cho gia cầm. Ở các hộ chăn nuôi nhỏ, nuôi theo hình thức chăn thả thì gia cầm sử dụng thức ăn thô là chính để đảm bảo chất lượng thịt thơm ngon. Hình thức sử dụng cám công nghiệp hoàn toàn xuất hiện ở các trang trại chăn nuôi lớn, đây là hình thức giúp người dân đảm bảo được chất lượng thức ăn tuy nhiên vẫn còn nhiêu lo ngại về tồn dư chất hóa học, chất lượng thịt thấp … nên người dân vẫn còn nhiều lo ngại với hình thức này.

Tóm lại, mỗi loại thức ăn được sử dụng đều có chứa một hàm lượng dinh dưỡng nhất định. Chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá đòi hỏi hộ không chỉ đầu tư theo lối tận dụng thức ăn có sẵn trong nông hộ hoặc địa phương mà điều cơ bản là phải biết linh hoạt phối trộn các loại thức ăn với nhau một cách khoa học nhất nhằm đảm bảo cho gia súc ăn đúng và đủ theo nhu cầu của mỗi loại giống đòi hỏi trong quá trình sản xuất, vừa tránh lãng phí vừa là việc làm thiết thực mang lại hiệu quả chăn nuôi tối ưu nhất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w