K H: ế hoạch
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân
2.4.2.1. Tồn tại
- Hình thức chăn nuôi nông hộ, tập quán chăn nuôi kiêm dụng, quy mô chăn
nuôi nhỏ lẻ, phân tán... vẫn còn phổ biến trong Tỉnh đặc biệt là vùng miền núi. - Hạn chế trong huy động vốn chăn nuôi: Vốn đầu tư chăn nuôi còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất, phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn toàn Tỉnh. Tổng vốn đầu tư thực hiện trong ngành chăn nuôi chỉ đạt khoảng 75% so với nhu cầu vốn giai đoạn 2008 – 2012. Do đó, ngành chăn nuôi của Tỉnh vẫn chưa đủ sức phát triern về mặt chiều sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong khi nhu cầu lương thực thực phẩm đang trở thành vấn đề nóng bỏng, nếu không nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ mất tính cạnh tranh trên thị trường, giảm hiệu quả đầu tư các dự án chăn nuôi. Đối với các hộ chăn nuôi trang trại có nhu cầu vốn lớn thì lại không chủ động được nguồn vốn, luôn gặp khó khăn trong vay vốn mở rộng sản xuất trong khi vốn tự có lại quá nhỏ. Nguồn vốn nhà nước là nguồn chủ đạo tỏng hỗ trợ chăn nuôi hộ gia đình, thực hiện công tác khuyến nông, phòng dịch ....nhưng nguồn vốn này thường chậm, quản lý chồng chéo, thủ tục rườm rà, dễ thất thoát.
- Công tác phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường còn nhiều bất cập:Các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm lác đác vẫn xảy ra với mức độ nhỏ lẻ; Nguy cơ tiểm ẩn bùng phát các loại dịch bệnh vần luôn tồn tại... đã ảnh hưởng tâm lý người chăn nuôi trong tái tạo đàn, phát triển tổng đàn gia súc...
- Hạn chế trong hoạt động của các cơ sở sản xuất giống, cơ sở truyền tinh nhân tạo. Việc sản xuất con giống trên địa bàn tỉnh được thực hiện bởi cả cơ quan nhà nước lần tổ chức tư nhân. Trong đó chất lượng giống của các tôt chức tư nhân không được kiểm định chặt chẽ mức độ thuần chủng của giống, có thể gây nên thiệt hại cho người chăn nuôi. Cơ sở truyền tinh nhân tạo thì chỉ có nhà nước quản lý và thực hiện, con giống được tuyển chọn theo đúng quy trình, đảm bảo độ thuần chủng, chất lượng giống. Tuy nhiên các trạm truyền tinh nhân tạo chủ yếu nằm ở vùng đồng bằng nên việc thực hiện công tác phồi giống cho khu vực miền núi gặp
rất nhiều khó khăn do việc di chuyển mất thời gian, giảm chất lượng tinh phối, chi phí vận chuyển cao trong khi thu nhập của người dân miền núi lại thấp. Mặt khác, cơ sỏ vật chất của các trạm giống đã cũ, xuống cấp, thiết bị kỹ thuật hư hỏng nhiều, chưa có điều kiện mua mới. Cơ cấu giống không phong phú, hiện tỉnh chỉ mới sản xuất được các giống lợn và gia cầm còn lại gia súc lớn và một số loài khác vẫn phải nhập từ Viện gia súc trung ương, Lào, Thái ... vì trang thiết bị của Tỉnh chưa đủ năng lực sản xuất những giống này.
- Hạn chế trong công tác phát triển cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi: hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi trong những năm qua có nhiều biến động, nhiều doanh nghiệp không thích ứng kịp bị thua lỗ nên chỉ sản xuất cầm chừng trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi ngày càng cao gây khó khăn cho người chăn nuôi.
- Công tác nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ còn hạn chế: hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, triển khia nhân rộng các công tình nghiên cứu khoa học trong ngành chăn nuôi còn trầm. Số lượng các công trình nghiên cứu, đặc biệt các công trình có tính ứng dụng vào phát triển sản xuất còn quá ít.
- Nguồn nhân lực vẫn chưa đảm bảo trong khi công tác phát triển nguồn nhân lực còn yếu kém. Lao động đại trà của Tỉnh phần lớn không có kiến thức khoa học về chăn nuôi hiện đại mà chỉ chăn nuôi theo phương thức truyền thống dẫn đến hiêu quả thấp. Các bộ kỹ thuật hoạt động trong ngành chăn nuôi trình độ sơ cấp còn chiếm tỷ lệ cao hơn số được đào taojc huyên ngành đại học, tủng cấp cho nên trình độ rất hạn chế. Tỉnh còn thiếu các chuyên gia về các lĩnh vực như sản xuất giống chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bênh và bảo vệ môi trường sinh thái. Thiếu cán bộ kỹ thuật ở địa phương, cơ sở để hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời khi có sợ cố wor cơ sở chăn nuôi.
- Hạn chế trong hoạt động khuyến nông chăn nuôi:hoạt đông khuyễn nông chủ yếu là mở các lớp tập huấn thiên về lý thuyết trong khi khả năng truyền đạt của các cán bộ khuyến nông còn hạn chế nên chưa thu hút sự chú ý của người chăn nuôi, chưa khuyến khích được đa số người dân thay đổi phương thức chăn nuôi, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, sản xuất theo nhu cầu thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi ...
2.4.2.2. Nguyên nhân
- Ngành chăn nuôi luôn ẩn chứa yếu tố rủi ro cao nên các nhà đầu tư tỏ ra lo ngại khi đầu tư vào lĩnh vực này. Trong khi công tác quản lý dịch bệnh trên địa bàn
còn yếu kém, chính sách hỗ trợ phát triển còn nhiều vướng mắc, chồng chéo, hỗ trợ thiệt hại chậm, hạn chế về hỗ trợ ký thuật, pháp lý, thủ tục hành chính của các cán bộ chăn nuôi với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân khi họ có ý định đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi nên nhiều doanh nghiệp đã rút lui sau khi tiến hành khảo sát ban đầu hoặc từ bỏ sau khi gặp thất bại do rủi ro dịch bệnh …
- Ngành chăn nuôi tỉnh phân bố rộng khắp các vùng miền nhưng chủ yếu là chăn nuôi tự phát, manh mún nhỏ lẻ trong khi công tác quy hoạch vùng chăn nuôi chậm nên khó xác định vùng trọng điểm trong công tác xác định hướng đầu tư, đầu tư không theo quy hoạch. Nguyên nhân do đề án lập quy hoạch vùng chăn nuôi của tỉnh Nghệ An thực hiện hoàn thành cuối năm 2011 mà công tác khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi lại được thực hiện trước đó nên hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã phân bố rộng khắp và manh mún, nhỏ lẻ rất khó quy tập đúng đề án quy hoạch đề ra. Mặt khác quy hoạch chi tiết khu vực chăn nuôi ở các huyện, xã chưa có hoặc lập ra để đói phó với yêu cầu cấp tỉnh mà không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng.
- Các cán bộ thú y và người chăn nuôi còn có thái độ chủ quan với công tác phòng dịch. Hoạt động chăn nuôi không theo quy hoạch nên các vùng chăn nuôi có sự sai lệnh so với bản đồ dịch tễ dẫn đến việc phòng chống và dập dịch chưa kịp thời. hơn nữa từ người chăn nuôi đến các cán bộ thú y cũng như cán bộ địa phương còn cố tình dấu dịch dẫn đến dịch bùng phát gây hậu quả nghiệm trọng trên địa bàn. Mặt khác công tác quản lý của nhà nước với các dự án chăn nuôi còn lỏng lẻo, các hộ chăn nuôi tự ý tăng tổng đàn lên quá mức quy định và không tương xứng với cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường khiến cho dịch bệnh dễ lây lan tại các khu vực chăn nuôi.
- Công tác sản xuất giống và công tác truyền tinh nhân tạo chưa được quan tâm quản lý đúng mực. Việc triển khai pháp lệnh giống vật nuôi do cục chăn nuôi ban hành và thực tế trên địa bàn chưa triệt để. Công tác quản lý, đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất giống hạn chế nên hiện tượng con giống F1 phối tự do gây ảnh hưởng năng suất và chất lượng giống.
- Tình hình dịch bệnh trên địa bàn diễn biến thất thường, tổng đàn gia súc gia cầm không ổn định trong khi công tác nghiên cứu thị trường, dự báo nhu cầu thức ăn chăn nuôi chưa được thực hiện nên chưa thực hiện cân bằng cung cầu trên thị trường thức ăn chăn nuôi nên các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lo ngại khi bỏ vốn đầu tư tăng chất lượng sản lượng thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó việc
phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào trong khi giá nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng cao khiến cho các công tu sản xuất thức ăn lâm vào thế bị động.
- Tình còn chưa có các chính sách thu hút nguồn nhân lực giỏi, chế độ đãi ngộ thấp, nguồn kinh phí đào tạo eo hẹp. Tỉnh chưa có các chính sách hỗ trợ các các nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, nhập khẩu công nghệ tiên tiến, đặc biệt công nghệ gen trong lại giống vật nuôi.
- Các hoạt động khuyến nông do thiếu vốn đầu tư nên công tác xây dựng các mô hình chăn nuôi, kinh phí hỗ trợ người dân học tập tham quan mô hình chưa phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó các cán bộ khuyến nông hoạt động với vai trò kiêm nhiệm, giữ nhiều trọng trách, nhiều cán bộ khuyến nông chưa qua đào tạo trường lớp. Mặt khác nhiều hộ chăn nuôi chưa ý thức tầm quan trọng của hoạt động khuyến nông nên sự tham gia của người chăn nuôi vào các lớp tập huấn còn ít.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI TỈNH NGHỆ AN THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG
HÓA