K H: ế hoạch
3.4.2. Giải pháp về thị trường
+ Giải pháp phát triển thị trường
Phát triển sản xuất phải xuất phát từ nhu cầu thị trường: sản xuất phải gắn với thị trường, cần phải nghiên cứu thị trường trước khi đưa ra quyết định sản xuất. Hộ nông dân không nên phát triển chăn nuôi chạy theo tín hiệu giá của thị trường, nên chọn lựa các sản phẩm sản xuất gắn với nhu cầu thị trường trong từng thời điểm để bố trí sản xuất đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Thành phố Vinh, Nghệ An là một thị trường tiềm năng với mức chi tiêu trung bình, dân cư lớn, đòi hỏi một số lượng thực phẩm lớn và chất lượng. Vì vậy, cần tìm hiểu nhu cầu trước tiên của chính ngay khu vực trong tỉnh và sau đó là các vùng lân cận.
Thị trường thịt lợn, bò, gà là một thị trường rộng lớn, với mức tiêu thụ nhanh và có nhiều nguồn cung cấp nhỏ lẻ từ các nơi. Vì vậy, cung cấp tập trung, chất lượng tạo nên thương hiệu hàng hóa là một vấn đề vô cùng cần thiết. Hiện Nghệ An đã hình thành nên một số thương hiệu về sản phẩm chăn nuôi như: sữa TH, me Nam Nghĩa, vịt Bầu quỳ ... tuy nhiên vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng chăn nuôi của tỉnh.
Kênh tiêu thụ sản phẩm đóng góp một phần rất lớn vào việc phát triển thị trường. Tăng cường sự hợp tác giữa chính phủ, các nhà máy chế biến, công ty chế biến thức ăn gia súc trong và ngoài nước, thị trường tiêu thụ và các hộ chăn nuôi, trong đó:
- Chính phủ có vai trò to lớn trong việc khai thông thị trường qua các hiệp định thương mại song phương, đa phương để sản phẩm thịt lợn, thịt bò của chúng ta có thể có mặt cạnh tranh trên thị trường thế giới, thu ngoại tệ về cho đất nước và tăng thu nhập cho người sản xuất.
- Các nhà máy chế biến thịt phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thịt gia súc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho người chăn nuôi để tạo thị trường tiêu thụ ổn định, lâu dài và chủ động trong việc ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.
- Phát triển đa dạng các loại hình HTX, các tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Các hộ chăn nuôi gia súc trực tiếp cần phải chăn nuôi theo đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh, phòng dịch bệnh, cho ăn đúng đủ nhằm nâng cao chất lượng thịt đồng thời cũng tự mình tìm thị trường tránh trông chờ ỷ lại vào chính phủ, bởi chính phủ chỉ khai thông thị trường còn việc kinh doanh ra sao phụ thuộc chủ yếu vào bản thân họ.
Hình 3.1: Thành phần tham gia tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
(Nguồn: Phòng chăn nuôi – Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An)
Qua hình trên, ta thấy, để tiêu thụ số lớn sản phẩm mang tính chất hàng hoá thì người sản xuất (hộ chăn nuôi) trên toàn Tỉnh phải cung cấp cho công ty thức ăn gia súc, cơ sở giết mổ, người thu gom. Có như vậy người sản xuất mới đảm bảo về giá, không bị tư thương ép giá, có sự ổn định về giá, mặt khác lại đảm bảo nhu cầu tiêu dùng thịt gia súc, gia cầm, không gây biến động lớn về giá trên thị trường.
Còn khâu trung gian bao gồm các lò mổ, các công ty đông lạnh xuất khẩu, nhà hàng chế biến thức ăn... có nhiệm vụ thu mua gia súc gia cầm... sau đó chế biến phục vụ người tiêu dùng và để xuất khẩu.
+ Giải pháp bảo vệ thị trường:
Bảo vệ thị trường tiêu thụ mang ý nghĩa sống đối với mọi ngành sản xuất, mọi doanh nghiệp nhất là chăn nuôi theo hướng hàng hoá, có quy mô đầu gia súc, gia cầm lớn, theo hướng chất lượng, muốn vậy chúng ta cần:
Người tiêu dùng Người thu gom
Hộ chăn nuôi
Người thu mua Khâu trung gian
Xuất khẩu Công ty thức ăn gia
súc Người giết mổ
- Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại các điểm bán sản phẩm chăn nuôi, đẩy mạnh các hoạt động kiểm dịch tại các chợ, người thu gom, người mua buôn.
Kiểm soát chặc chẽ việc vận chuyển gia súc, gia cầm vào và ra khỏi Tỉnh nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các cơ sở giết mổ trong huyện.
- Xử lý nghiêm khắc các đối tượng tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, bị mắc bệnh.
- Tiêu huỷ vật nuôi mắc bệnh truyền nhiễm trên địa bàn huyện khi xuất hiện dịch.
3.4.3. Giải pháp về giống
Với cơ chế thị trường hiện nay, vấn đề về giống không phải là khó khăn như trước của người chăn nuôi nữa, nhưng việc chọn giống như thế nào và ở đâu là vô cùng quan trọng với hộ chăn nuôi. Nếu người chăn nuôi biết lựa chọn giống tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, môi trường địa phương, quy mô chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi của gia đình thì sẽ thu được hiệu quả kinh tế tốt hơn sau mỗi chu kỳ sản xuất.
Nhằm tăng cường cải tạo chất lượng đàn giống và làm tốt công tác quản lý giống, cần làm tốt công tác quy hoạch sản xuất và cung ứng giống tốt, coi trọng xây dựng đàn nái nền, loại bỏ những giống xấu. Con giống phải được thích nghi hoá mới đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất và chất lượng cao. Phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hoá cần phải chú ý tăng về mặt số lượng đi đôi với chất lượng, cần nâng cao chất lượng giống cho đàn gia súc.
Tỉnh cần thực hiện các chính sách quản ký và nâng cao chất lượng giống như: - Tổ chức triển khai các quy định pháp quy về quản lý giống, thức ăn chăn nuôi phù hợp điều kiện chăn nuôi trên địa bàn Tỉnh Nghệ An, tổ chức kiểm tra phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh giống , cơ sở TTNT trên địa bàn Nghệ an
- Cải tạo giống trâu bò bằng TTNT những giống bò cho năng suất thịt cao như bò lai Zê bu, lai tạo nghé F1 Murah, phối giống tạo giống bò sữa, nhập khẩu giống bò sữa chất lượng cao từ nước ngoài về.
- Nhập đàn lợn nái ngoại thuần, , thay thế bổ sung lợn đực ngoại cho các trang trại, cơ sở làm giống, trạm TTNT của Tỉnh, sử dụng phương thức lai 3 máu tạo con thương phẩm.
- Phát triển các giống gà hướng thịt, hướng trứng như: gà Rhoderi, gà Goldline, gà Ross 208, gà Tam Hoàng, gà Kabir, gà VCN-G15 …
- Tỉnh cũng cần chú trọng bảo tồn và phát triển các mô hình vật nuôi bản địa, đặc sản giá trị kinh tế cao như: Vịt bầu quỳ, gà ác, lợn rừng, lợn nít, nhím...