K H: ế hoạch
3.4.5. Giải pháp về vốn
Vốn là yếu tố quyết định đến việc mỡ rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất của của bất cứ một loại chăn nuôi theo mô hình nào. Có thể thấy rằng hầu hết các hộ chăn nuôi ở huyện dù chăn nuôi theo hướng, quy mô, loại gia súc nào cũng đều khó khăn về vốn, nhất là việc mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp nên khi điều tra hầu hết các hộ đều có nhu cầu vay vốn sản xuất. Thực tế hiện nay, việc cho vay vốn của ngân hàng không còn khó khăn, các thủ tục vay vốn cũng đơn giản hơn rất nhiều nhưng số tiền cho vay ít với thời gian ngắn, do tài sản thế chấp của hộ quá thấp so với nhu cầu vay của ngân hàng. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi mở rộng quy mô đàn theo hướng hàng hoá có một số giải pháp cụ thể như sau:
phương án kinh doanh, quy mô chăn nuôi của hộ và thời gian vay dài hơn. Tài sản thế chấp của các hộ vay chăn nuôi bằng 1/3 lượng vốn xin vay để đầu tư vào sản xuất.
- Cải tiến cơ chế cho vay, đảm bảo người chăn nuôi có thể được vay tối thiểu 90% vốn đầu tư theo dự án phát triển chăn nuôi.
- Tiếp tục phát huy vai trò của các đoàn thể: quỹ hội phụ nữ, quỹ hội nông dân, quỹ tiết kiệm... tại các địa phương để góp vốn cho sản xuất.
- Tổ chức thành lập các hiệp hội chăn nuôi nhằm hợp tác, hỗ trợ vốn cho nhau cùng phát triển sản xuất.
- Tăng cường mối liên kết giữa người chăn nuôi với các thành phần có liên quan đến sản phẩm của ngành như xin ký hợp đồng bao tiêu nguyên liệu chăn nuôi của các công ty thức ăn gia súc hoặc hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu (hộ có nhu cầu giết mổ, nhà máy chế biến, thương gia thu gom xuất khẩu...) nhằm huy động vốn vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
- Đặc biệt với các hộ tự huy động vốn (vốn sẵn có và vốn của bà con anh em) kết hợp với các chuyên gia kỹ thuật nhằm sử dụng đồng vốn cho đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra khuyến khích các thành phần kinh tế tìm các nguồn vốn liên doanh, vốn 100% vốn nước ngoài và các dự án tài trợ của nước ngoài.