K H: ế hoạch
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi ở Mỹ
Là một đất nước có nền kinh tế tài chính, thương mại phát triển, Mỹ chỉ có 3% số dân làm nông nghiệp nhưng mức thu nhập của nông dân Mỹ không kém người lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhờ vào sự phát triển đúng hướng của mô hình kinh tế trang trại thoe hướng tập trung tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm.Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng nông sản của các trang trại Mỹ trong 30 năm gần đây tăng nhanh. Sản lượng thịt tăng từ 19,6 triệu tấn lên 32,4 triệu tấn. Sữa từ 56,9 triệu tấn lên 69,85 triệu tấn. Sản lượng thịt sữa của Mỹ chiếm 16-17% tổng sản lượng thế giới.Còn theo nguồn tin của báo Tiền Phong, một nông dân Mỹ chính hiệu có thu nhập tới 90.000 USD sau thuế mỗi năm. Tuy nhiên, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, thu nhập của người nông dân Mỹ giảm xuống. Báo cáo gần đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho hay, thu nhập của nông dân Mỹ trong năm 2012 khó đạt mức kỷ lục 89 tỉ USD (2007), thậm chí thu nhập này có thể giảm về mức dưới 60 tỉ USD. Nhưng nếu đem so với những nước có nền nông nghiệp tương đối phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc thì đây vẫn là con số đáng tự hào của nông dân làm kinh tế trang trại ở Mỹ.
Để có được thành công như vậy, ngoài những giải pháp, như phát triển kinh tế trang trại theo hướng chuyên môn hóa và công nghiệp hóa, phát triển trang trại gia đình quy mô nhỏ, thì một phần là nhờ sự quan tâm của Chính phủ thông qua hệ thống các chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng trong hoạt động sản xuất chăn nuôi.
Một là, chính sách ưu đãi thuế và trợ cấp bảo đảm cho chủ trang trại có lợi nhuận thỏa đáng
Chính phủ luôn có những chính sách khuyến khích chủ trang trại đầu tư mở rộng sản xuất. Đối với những trang trại sản xuất sản phẩm theo hướng chất lượng cao và xuất khẩu có thị trường tiêu thụ ổn định Chính phủ Mỹ hỗ trợ tín dụng ưu đãi như, được ngân sách bù đắp một phần chi phí, được ưu tiên vay vốn. Khuyến khích liên kết giữa các công ty kinh doanh vật tư, nông sản và các trang trại. Các chính sách thuế và hỗ trợ tín dụng đặc biệt được áp dụng đối với các công ty kinh doanh vật tư và nông sản, có hợp đồng ký kết với chủ trang trại trong liên kết chuyển giao công nghệ mới, cung ứng vật tư và bảo đảm tiêu thụ sản phẩm.
Mỗi năm Chính phủ Mỹ hỗ trợ hàng tỷ USD cho ngành nông nghiệp. Chính phủ rất quan tâm hỗ trợ về giá nhiên liệu và khắc phục hậu quả của các thảm họa thiên tai đối với nông dân. Mỗi khi người chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiệt hại do thiên tai đều được chính phủ trợ cấp, trợ giá giống vật nuôi để khôi phục lại trang trai. Nhờ các khoản trợ cấp của liên bang mà những trang trại gia đình quy mô nhỏ, lẻ tẻ đã phát triển thành một hệ thống trang trại rộng khắp như ngày nay, làm thay đổi bộ mặt của các vùng nông thôn theo chiều hướng ngày càng hiện đại hơn.
Hai là, đầu tư các ngành công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp phát triển, chú trọng sử dụng lao động có trình độ cao
Các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao động có trình độ cao cũng góp phần vào thành công của các trang trại Mỹ. Công nghiệp cơ khí cung cấp cho các trang trại hệ thống điều hòa nhiệt độ, cho ăn tự động, hệ thống thoe dõi nhiệt độ vật nuôi. Công nghệ sinh học đưa đến việc phát triển những loại giống chống được bệnh, thu chất lượng cũng như sản lượng thịt, trứng, sữa cao. Máy tính được sử dụng trong hoạt động của trang trại, người chăn nuôi có thể kiểm soát được tình hình chăn nuôi của cả trang trại với hàng nghìn vật nuôi. Theo định kỳ, các nhà nghiên cứu lại giới thiệu các sản phẩm thức ăn chăn nuôi và những phương pháp, mô hình chăn nuôi mới cho người nông dân.
Thứ ba, tổ chức hỗ trợ cho nông dân hoạt động hiệu quả
Khi nền kinh tế thị trường phát triển, người nông dân ngày càng nhận thức được rằng các chính sách của Chính Phủ đã tác động đến kế sinh nhai của họ. Các hiệp hội bảo vệ quyền lợi cho nông dân ra đời như Nghiệp đoàn Nông dân, Liên minh Nông dân. Các nhóm này nhằm mục tiêu chủ yếu vào các ngành đường sắt,
thương nhân và ngân hàng. Họ nhằm vào các ngành đường sắt vì cước vận chuyển cao, nhằm vào thương nhân vì đây là đối tượng mà nông dân cho là đã lấy đi của họ những khoản lợi nhuận “vô lương tâm”, nhằm vào ngân hàng vì những hoạt động tín dụng quá chặt chẽ. Những hoạt động tích cực của các hiệp hội nông dân cũng đem lại một số kết quả đáng kể giúp người nông dân Mỹ có tiếng nói hơn trong các hoạt động vận chuyển, buôn bán, vay vốn …
Ngay từ những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã thành lập các trang trại thử nghiệm nhằm trưng bày các kỹ thuật mới có thể nâng cao sản lượng mùa màng. Quốc hội lập ra cơ quan dịch vụ phát triển nông nghiệp, có một đội ngũ cán bộ để cố vấn cho nông dân và gia đình họ mọi việc, từ phân bóng cho đến các dự án sửa chữa, cải tạo của gia đình. Bộ Nông nghiệp đảm nhiệm tiến hành các nghiên cứu mới, phát triển những giống lợn tăng trọng nhanh hơn và đỡ tốn thức ăn hơn, những loại phân bón làm tăng sản lượng hạt, các loại giống lai cho cây trồng khỏe hơn, các phương pháp chữa trị nhằm bảo vệ và cứu chữa cây trồng, vật nuôi chống được bệnh tật, và nhiều phương pháp khác kiểm soát các loài vật gây hại.
Quốc hội thành lập Ban Quản lý điện khí hóa nông thôn nhằm mở rộng các tuyến truyền tải điện đến các vùng nông thôn. Giúp đỡ xây dựng và duy tu hệ thống các đường giao thông từ trang trại đến thị trường để người nông dân cũng như hàng hóa của họ có thể tới được các thành phố và đô thị thuận lợi hơn. Những chương trình bảo toàn đất đai giúp nông dân quản lý đất canh tác một cách hiệu quả.