Môi trường chăn nuôi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 64)

K H: ế hoạch

2.3.7.Môi trường chăn nuôi

chăn nuôi ở quy mô nhỏ thì chưa xây dựng vì hộ muốn sử dụng lượng thất thải bón cho cây trồng và bán cho người dân trong vùng để nuôi cá, trồng lúa, hoa màu... trong khi các hộ chăn nuôi chủ yếu trong khu dân cư.Lượng phân thải ra được các hộ chăn nuôi nhỏ đưa vào bể chứa có nắp kín và đến hơn 78% số hộ sử dụng hình thức này. Còn lại hộ thải xuống ao thả cả theo mô hình VAC hoặc phơi khô để bán cho các hộ trồng trọt. Hiện nay có một số hộ chăn nuôi nhỏ trong Tỉnh đã xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải nhưng chỉ xây dựng được 1 hầm nên chất thải xử lý chưa hết, hơn nữa xử lý qua biogas vẫn không tránh khỏi ô nhiễm môi trường xảy ra, chỉ hạn chế được phần nào lượng phân quá lớn ngấm ra nước ao ruộng xung quanh.Việc xây dựng hầm Biogas không những hạn chế ô nhiễm môi trường, ngoài ra các hộ còn có thể tận dụng làm khí đốt, giúp sinh hoạt trong gia đình. Những hộ chăn nuôi bò ở quy mô lớn, phân bò thừa đổ vào hầm biogas xử lý không hết chỉ đắp đống, rắc vôi lên ủ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hoá sẽ dẫn tới tăng số đầu gia súc, lượng phân thải ra mỗi ngày sẽ lớn hơn nên việc xử lý lượng chất thải từ chăn nuôi cần phải được quan tâm nhiều hơn.

2.3.8. Các chính sách của nhà nước và của tỉnh Nghệ An về phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa

* Chính sách con giống:

- Hỗ trợ mua lợn nái 100% ngoại với quy mô 5 con trở lên với mức 800.000đ/con, lợn đực giống 100% máu ngoại 2.000.000đ/con, bò đực giống lai Sind 12.000.000đ/con, dê đực giống Bách thảo 3.000.000đ/con

- Hỗ trợ cải tạo đàn bò bằng 2 phương pháp là nhảy trực tiếp và thụ tinh nhân tạo: Hỗ trợ tiền công phối giống và vật tư với mức 170.000/ 01 con bê lai ra đời đến năm 2015; Hỗ trợ tiền công thiến bò đực cóc với mức 50.000đ/ con đồng thời hỗ trợ cho các hộ có bò đực thiến 100.000đ/con để khuyến khích các hộ tham gia chương trình trong năm 2011 và những năm tiếp theo.

- Hỗ trợ cho các hộ nuôi lợn nái 100% ngoại với quy mô 3 con trở lên với mức 300.000đ/con

- Hỗ trợ nuôi lợn siêu nạc (đàn 30 con trở lên/hộ, con nhỏ nhất trên 15 kg) : 1.000.000đ/ hộ.

- Hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò (đàn 15 con trở lên/hộ, con nhỏ nhất trên 50kg, không thả rong): 200.000đ/ con, đối với bò lai Sind 400.000đ/con.

- Hỗ trợ chăn nuôi Gà VCN-G15 là: 1.000.000/100 con

* Chính sách về công tác thú y phòng chống dịch bệnh:

- Tiếp tục hỗ trợ vaccin để tiêm phòng các bệnh truyền nhiểm nguy hiểm cho gia súc, gia cầm, tiền công do dân tự trả.

- Có chính sách đào tạo kỹ thuật cho cán bộ làm công tác Thú y cơ sở, đảm bảo 100% cán bộ phụ trách công tác Thú y xã, thị trấn có trình độ trung cấp Thú y trở lên.

- Khi có dịch bệnh xảy ra phải tập trung bao vây khống chế dịch bệnh không để lây lan. Hỗ trợ công tác chống dịch và tiêu hủy gia súc, gia cầm bị nhiểm bệnh theo chính sách của Nhà Nước.

* Chính sách về đất đai:

Chỉ có quy hoạch chăn nuôi, buôn bán, chế biến, giết mổ tập trung mới có thể đầu tư, tiếp nhận hỗ trợ đầu tư và xử lý môi trường. Hiện nay tỉnh Nghệ An đang tiến hành quy hoạch các vùng chăn nuôi, giết mổ, chế biến tập trung, công nghiệp; giải quyết các thủ tục đền bù, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để giao hoặc cho thuê đối với tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi tập trung, công nghiệp. Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất UBND các xã, Thị trấn bố trí một phần diện tích vùng gò đồi, diện tích trồng cây nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cỏ và cho người dân đăng ký để xây dựng trang trại phát triển chăn nuôi.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh các khu chăn nuôi vẫn phân bố nhỏ lẻ rông khắp, vốn ít nên hiện vần chưa quy hoạch vùng chăn nuôi trên toàn tỉnh được. Chính điều này gây rất nhiều khó khăn trong công tác phát triển thị trường, phòng trừ dịch bệnh cũng như đảm bảo môi trường chăn nuôi….

* Chính sách về tín dụng:

- Tỉnh, huyện có nguồn kinh phí để đầu tư hàng năm trong quá trình thực hiện các đề án. Việc quy hoạch vùng chăn nuôi, phát triển các trang trại chăn nuôi tập trung đòi hỏi vốn lớn, do vậy Tỉnh đã có các chính sách vay vốn ưu đải để giúp các hộ gia đình phát triển chăn nuôi, xây dựng cơ sở chế biến thức ăn gia súc, giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi: cho phép ngành chăn nuôi gia cầm quy mô trang

trại, ngành chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp được vay vốn Tín dụng phát triển từ Quỹ Hỗ trợ phát triển để tạo nguồn lực đầu tư, xây dựng và đổi mới ngành chăn nuôi và công nghiệp chế biến, giết mổ.

* Chính sách khen thưởng:

- Để khuyến khích động viên kịp thời cho nhân dân trong công tác phát triển chăn nuôi, hàng năm tỉnh, huyện tổ chức hội nghị tổng kết chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, biểu dương khen thưởng những cá nhân tiêu biểu chăn nuôi tốt; đồng thời có phương án điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch phát triển chăn nuôi hàng năm sát thực và khả thi hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 64)