Ma trận đánh giá nội bộ thông qua (IFE)

Một phần của tài liệu hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển nghệ an đến năm 2020 (Trang 66)

Căn cứ vào kết quả điều tra phương pháp chuyên gia và phân tích môi trường nội bộ, có thể đánh giá mức độ ảnh hưỏng của các yếu tố nội bộ đến BIDV Nghệ An như sau:

Bảng 2.10. Ma Trận IFE

Các yếu tố chủ yếu bên trong

Mức độ quan trọng (2) Phân lọai (3) Số điểm quan trọng (4)=(2) x (3) 1. Tổng tài sản có 0,10 2 0,20 2. Năng lực tài chính 0,20 3 0,60 3. Đội ngũ quản lý 0,15 2 0,30

4. Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động 0,05 3 0,15

5. Uy tín thương hi ệu. 0,10 4 0,40

6. Hệ thống công nghệ thông tin 0,10 3 0,30

7. Chất lượng sản phẩm dịch vụ 0,05 2 0,10

8. Quản trị rủi ro 0,05 2 0,10

9. Chiến lược Maketing 0,05 1 0,05

10.Mạng lưới phân phối 0,15 2 0,30

Tổng cộng 1 2,50

Nguồn: Tổng hợp từ tác giả bằng phương pháp chuyên gia

Tổng tài sản có: Trong cơ cấu tổng nguồn vốn, nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế phản ánh uy tín và chất lượng kinh doanh của 1 ngân hàng. Đây là điểm yếu của BIDV Nghệ An, đạt 2 điểm.

Năng lực tài chính: Tiêu chí này có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Nó đánh giá yếu tốt phát triển bền vững, chất lượng tín dụng, nguồn tài sản sinh lời của ngân hàng. Đây là điểm yếu, có ảnh hưởng trực tiếp đến BIDV Nghệ An, đạt 3 điểm.

Đội ngũ quản lý: Đội ngũ quản lý có tư duy chiến lược và có kinh nghiệm rất quan trọng, Tại BIDV Nghệ An tôi cho rằng đội ngũ này chưa quan tâm đúng mức tới chiến lược phát triển. Đây được xem là điểm của BIDV Nghệ An, đạt 2 điểm.

Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, thái độ phục vụ nhiệt tình: tiêu chí này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của ngân hàng. Đây là một trong những điểm mạnh của BIDV Nghệ An, đạt 3 điểm.

Uy tín thương hiệu: Uy tín thương hiệu quyết định lớn đến sự thành công của ngân hàng. Thương hiệu BIDV ngày càng khẳng định được chỗ đứng của mình trong

ngành ngân hàng và được mọi người tin tưởng. Đây là điểm mạnh lớn nhất của BIDV, đạt 4 điểm.

Hệ thống công nghệ thông tin: Hệ thống công nghệ thông tin có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động BIDV Nghệ An. Đây là điểm mạnh của BIDV Nghệ An, đạt 3 điểm.

Chất lượng sản phẩm dịch vụ: Chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của BIDV Nghệ An. Đây là điểm yếu của BIDV Nghệ An, đạt 2 điểm.

Quản trị rủi ro: Ngân hàng là ngành có mức độ rủi ro rất cao, nó là tổng hợp gần như tất cả rủi ro của các ngành nghề kinh doanh còn lại của nền kinh tế. Hiện nay, bộ phận rủi ro của BIDV Nghệ An đã được thành lập nhưng nhân lực còn mỏng nên hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Đây là điểm yếu của BIDV Nghệ An, đạt 2 điểm.

Chiến lược Marketing: Chiến lược marketing của BIDV Nghệ An hiện nay chưa được quan tâm đúng mức và tổ chức hoạt động chưa chuyên nghiệp, đây là điểm yếu của BIDV Nghệ An, đạt 1 điểm.

Mạng lưới phân phối: Trong hoạt động của ngân hàng, mạng lưới phân phối cựu kỳ quan trọng, nó quyết định rất lớn đến sự lớn mạnh của một ngân hàng. Tại BIDV Nghệ An mạng lưới phân phối đang còn hạn chế, đây là một trong những điểm yếu nhỏ nhất của ngân hàng, đạt 2 điểm.

Nhìn vào ma trân IFE có thể nhận thấy tổng số điểm quan trọng của ngân hàng là 2.5 điểm, BIDV Nghệ An chỉ phát huy được mức trung bình các yếu tố nội lực của mình.

Từ những phân tích ở trên, tôi thấy rằng năng lực cốt lõi của BIDV Nghệ An chính là uy tín thương hiệu, trình độ năng lực cán bộ, chất lượng phục vụ khách hàng và sự thống nhất ý chí và hành động trong Chi nhánh. Chính đây là sự khác biệt của BIDV Nghệ An so với các ngân hàng khác.

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2

Dựa trên khung lý thuyết lựa chọn tại chương 1 cùng với các số liệu thứ cấp và số liệu điều tra, đã khái quát khá toàn diện bức tranh tổng thể về hoạt động kinh doanh của BIDV Nghệ An từ năm 2011-2013 qua việc phân tích toàn bộ các hoạt động, các yếu tố môi trường bên trong của Chi nhánh như: hoạt động marketing, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, năng lực quản lý, năng lực công nghệ thông tin... Qua đó đã tổng hợp được các điểm mạnh và điểm yếu của BIDV Nghệ An, đồng thời cũng hoàn thiện được ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IEF. Đồng thời cũng thực hiện phân tích môi trường bên ngoài bao gồm môi trường vi mô, môi trường vĩ mô để có được bức tranh tổng thể về môi trường cạnh tranh, môi trường hoạt động của Chi nhánh. Chỉ ra các cơ hội và mối đe dọa mà BIDV Nghệ An có thể gặp phải trong quá trình hoạt động của mình, ngoài ra cũng hoàn thiện ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE để cho thấy khả năng thích ứng, đối phó của Ngân hàng với môi trường.

Các phân tích, đánh giá này sẽ là cơ sở để hoàn thiện định hướng chiến lược cho Chi nhánh BIDV Nghệ An trong tương lai được trình bày trong chương 3.

CHƯƠNG III

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA BIDV NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển nghệ an đến năm 2020 (Trang 66)