Phân tích hoạt động kinh doanh của BIDV Nghệ An

Một phần của tài liệu hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển nghệ an đến năm 2020 (Trang 58)

2.4.3.1 Hoạt động huy động vốn

Để tạo được tính chủ động trong kinh doanh, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn của khách hàng thì các NHTM phải tạo cho mình nguồn vốn dồi dào dựa trên cơ sở đầu ra cũng như tình hình thực tiễn của từng địa bàn để có biện pháp huy động vốn phù hợp. Nhận biết được vai trò của nguồn vốn huy động đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, trong những năm qua công tác huy động vốn tại Chi nhánh ngày càng được chú trọng theo hướng tích cực.

Bảng 2.7. Huy động vốn và thị phần huy động vốn của BIDV Nghệ An từ năm 2011 đến 30/6/2013 STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Huy động vốn BIDV Nghệ An 1,604 1,804 2,261

2 Huy động vốn các Ngân hàng trên địa bàn Nghệ An 14,63 17,30 24,18

3 Thị phần HĐV của BIDV Nghệ An 10.9% 10.4% 9.35%

4 Tốc độ tăng trưởng của BIDV Nghệ An 11% 12% 25% 5 Tốc độ tăng trưởng các Ngân hàng trên địa bàn 15% 18% 40%

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An, 2011, 2012, 2013

Mặc dù số dư huy động vốn của BIDV Nghệ An vẫn đạt được sự tăng trưởng liên tục qua các năm nhưng nếu xét trong mối tương quan với các ngân hàng trên địa bàn thì BIDV Nghệ An đang có sự sụt giảm. Bảng số liệu ta dễ dàng nhận thấy mặc dù huy động vốn có tăng về số tuyệt đối nhưng xét về thị phần huy động lại giảm từ 10.9% vào năm 2011 xuống còn 9.35% thời điểm 30/6/2013. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của BIDV Nghệ An cũng thấp nhiều hơn tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng trên địa bàn. Nguyên nhân chính của thực trạng này bao gồm:

Cuối năm 2007 BIDV tách thành 4 chi nhánh, làm giảm số dư huy động, dẫn đến sự sụt giảm về thị phần. Ngoài ra năm bắt các chủ trương đầu tư lớn của Chính Phủ đối với Nghệ An, các Ngân hàng cổ phần không ngừng mở thêm mạng lưới hoạt động trên địa bàn Thành phố Vinh và cá vùng lân cận. Vì vậy sức ép canh tranh ngày càng lớn Cuộc chiến lãi suất giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn.

Cơ cấu huy động vốn:

Thời hạn của nguồn vốn huy động đã có những cải thiện rõ rệt thể hiện qua tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn đã tăng trưởng từ 20% năm 2011 lên 31% vào thời điểm 30/6/2013. Tuy vậy tỷ trọng này vẫn thấp hơn so với các ngân hàng trên địa bàn Nghệ An, đây là vấn đề BIDV Nghệ An cần phải có chiến lược để tăng nguồn vốn trung dài hạn.

Về đối tượng huy động vốn:

Nguồn vốn huy động của BIDV Nghệ An chủ yếu là dân cư, năm 2007 chiếm đến 80%, trong khi tỷ trọng này của các ngân hàng trên địa bàn là 66%. Tuy nhiên tỷ

trọng này đã giảm dần qua các năm, tại thời điểm này 30/6/2011 tỷ trọng này giảm xuống còn 67%, thấp hơn tỷ trọng của các ngân hàng trên địa bàn (tỷ trọng trên địa bàn là 72%). Tỷ trọng huy động vốn từ tổ chức kinh tế và các tổ chức tài chính có xu hướng tăng qua các năm.

- Xét về hình thái giá trị của nguồn huy động, tỷ trọng huy động vốn bằng VND chiếm tỷ trọng áp đảo so với ngoại tệ (chủ yếu là USD). Tính đến 30/6/2011, tỷ trọng huy động vốn bằng VND chiếm 85% tổng huy động (số liệu huy động vốn bằng VND trên địa bàn Nghệ An là 82%).

Đánh giá chung về hoạt động Huy động vốn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, việc duy trì và tăng trưởng được nguồn vốn huy động liên tục qua các năm chứng tỏ được sự nỗ lực vượt bậc BIDV Nghệ An. Tuy vậy, những kết quả này chưa tương xứng với tiềm năng về tài chính và nhân lực của BIDV Nghệ An. Sản phẩm huy động vốn còn nghèo nàn, chưa có chính sách nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới một cách nghiêm túc, sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Vấn đề nổi bật nhất khi nghiên cứu đánh giá nguồn vốn huy động của BIDV Nghệ An là vấn đề chiến lược. Cơ cấu huy động vốn chưa hợp lý, chủ yếu là huy động nguồn vốn ngắn hạn, trong khi nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng ngày càng giảm, điều này dẫn đến khó khăn trong khả năng thanh khoản của BIDV Nghệ An.

2.4.3.2. Hoạt động tín dụng

Tính đến thời điểm 30/6/2013, tổng dư nợ của BIDV Nghệ An đạt 1.875 tỷ đồng, chiếm 5.35% tổng dư nợ của các ngân hàng trên địa bàn. Trong giai đoạn 2011- 2013, thị phần dự nợ của BIDV đều tăng, tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2013 giảm xuống do năm 2013 BIDV Nghệ An bị giới hạn huy động vốn không đảm bảo tỷ lệ yêu cầu của BIDV trung ương. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV Nghệ An đều tăng trong giai đoạn 20011-2013, trong đó tăng mạnh nhất là năm 2012 với tốc độ tăng trưởng đạt 58%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của BIDV Nghệ An cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng trên địa bàn. (Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An, 2011, 2012, 2013)

Bảng 2.8. Lợi nhuận sau thuế của BIDV Nghệ An 2012-2013 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ Tiêu Số tiền % tăng (giảm) Số tiền % tăng (giảm)

1. Thu nhập từ nguồn lãi 146 44.6 188 28.8

- Thu từ lãi 894 50 1345 50.4

- Chi phí lãi 748 51.1 1157 54.7

2. Thu nhập thuần từ dịch vụ 34.4 14.7 40 16.3

3. Thu nhập thuần kinh doanh kiều hối 1.5 -16.7 2 33.3

4. Thu nhập khác 6.2 8.8 7 12.9

5. Tổng chi phí khác 78 64.2 110 41

6. Chi phí dự phòng rủi ro 19.9 53.1 17 -14.6

7. Lợi nhuận trước thuế 90.2 15.6 110 22

8. Thuế TNDN 22.55 3.3 27.5 22

9. Lợi nhuận sau thuế 67.65 20.5 82.5 22

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An, 2011, 2012, 2013

Qua bảng trên cho thấy, trong giai đoạn 2012 -2013, cơ cấu dư nợ của BIDV Nghệ An lại tăng dư nợ cho vay trung, dài hạn, xu hướng này đi ngược với xu hướng của các ngân hàng trên địa bàn. Điều này là một bất lợi đối với BIDV Nghệ An, nhất là trong bối cảnh nguồn vốn huy động trung dài hạn ngày càng khó khăn, điều này gây khó khăn về khả năng thanh khoản cho BIDV Nghệ An.

Chất lượng tín dụng

Nhìn chung chất lượng tín dụng của BIDV Nghệ An tương đối tốt, chủ yếu là nợ nhóm 1 và 2, trong giai đoạn 2012-2013, BIDV Nghệ An tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, thể hiện qua bảng phân tích sau: Dư nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng chính trong tổng dư nợ, năm 2011 chiếm 68% tổng dư nợ, tỷ trọng nợ nhóm 1 tăng đều qua các năm, tính đến thời điểm 30/6/2011 dư nợ nhóm 1 của BIDV Nghệ An chiếm 92% tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ nhóm 3, 4 và 5 đều giảm dần qua các năm, trong đó giảm nhiều nhất là nhóm 5. Năm 2012 dư nợ nhóm 5 chiếm 3.1%, đến thời điểm 30/6/2013 giảm còn 0.44%.

Đánh giá chung về hoạt động tín dụng

Mặc dù chất lượng tín dụng của BIDV Nghệ An được đánh giá là tốt so với các đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên với nền khách hàng cơ bản là các doanh nghiệp, các tổng công ty nhà nước chuyên doanh lĩnh vực xây lắp, đến nay, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với nhóm ngành xây lắp của BIDV Nghệ An chiếm trên dưới 30% tổng dư nợ và phần lớn các khoản nợ này đều là nợ trung dài hạn, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn tăng đều qua các năm. Đây là điểm bất lợi cho BIDV Nghệ An. Đứng trước tình hình đó, BIDV Nghệ An cần tập trung chuyển dịch cơ cấu dư nợ theo hướng tăng dần tỷ trọng dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đồng thời hạn chế giải ngân các dự án cho vay trung dài hạn mà đặc biệt là các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư xây lắp. Song song với việc chuyển dịch cơ cấu tín dụng, Chi nhánh cũng tập trung đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, trích lập và xử lý bằng quỹ dự phòng các khoản nợ khó có khả năng thu hồi,…

Cần hoàn thiện chiến lược trong hoạt động tín dụng theo đó chuyển dần cơ cấu cho vay xây lắp sang lĩnh vực thương mại, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn và tín dụng bán lẻ. Hoàn thiện chính sách khách hàng phù hợp với từng loại khách hàng.

2.4.3.3. Hoạt động dịch vụ

Trong giai đoạn 2013-2020, ý thức được tầm quan trọng của công tác dịch vụ nên bên cạnh việc củng cố và hoàn thiện chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, BIDV Nghệ An đã quan tâm đầu tư triển khai một loạt các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại như Mobilebanking, Phonebanking, Homebanking. Ngoài ra, một số các tiện ích mới cũng đã được nghiên cứu bổ sung cho thẻ ATM như yêu cầu in sao kê tài khoản, phát hành cheque.

Tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng đều qua các năm, trong đó nguồn thu lớn nhất vẫn là bảo lãnh, 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 57%, đạt 6.46 tỷ đồng. Nguồn thu từ kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng đều qua các năm và ngày càng chiếm tỷ lớn trong tổng nguồn thu của BIDV Nghệ An, nếu năm 2010 BIDV Nghệ An chỉ đạt 90 triệu thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ thì 6 tháng đầu năm 2013 đạt 1.8 tỷ đồng.

Đánh giá hoạt động dịch vụ

Mặc dù trong những năm qua BIDV Nghệ An đã nỗ lực phát triển hoạt động dịch vụ, tăng cường phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Điểm mạnh nhất trong hoạt động dịch vụ của BIDV là duy trì được mối quan hệ tốt với các khách hàng truyền

thống để cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho đối tượng khách hàng này. Tuy nhiên hoạt động dịch vụ của BIDV Nghệ An còn hạn chế, phát triển chưa tương xứng với vị thế của BIDV Nghệ An do sản phẩm dịch vụ đơn điệu, công tác dịch vụ khách hàng chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức. Nguồn thu từ dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn thu của chi nhánh.

Hoạt động dịch vụ của BIDV Nghệ An có thuận lợi là do triển khai dự án HĐH nên BIDV Nghệ An có thể mở rộng thêm nhiều dịch vụ mới. Khó khăn của hoạt động dịch vụ là khả năng cạnh tranh về mức phí, thu hút khách hàng còn hạn chế so với các đối thủ khác như ACB, VCB.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển nghệ an đến năm 2020 (Trang 58)