Mô hình phân tích SWOT

Một phần của tài liệu hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển nghệ an đến năm 2020 (Trang 30)

Mô hình của SWOT-cụm từ viết tắt của các chữ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội, thời cơ) và Threats (nguy cơ, đe dọa). Một mô hình SWOT gồm 9 ô; trong đó có 4 ô chứa đựng các yếu tố quan trọng S, W, O, T; 4 ô chiến lược SO, WO, ST, WT và một ô luôn để trống. Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phân tích một cách cụ thể từng yếu tố trong mô hình SWOT.

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào. Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong hoàn thiện kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu... đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Bảng 1.3: Ma trận SWOT

Phân tích SWOT

Cơ hội (O)

O1 O2 O3 ... Nguy cơ (T) T1 T2 T3... Điểm mạnh (S) S1 S2 S3... Phối hợp S-O Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Phối hợp S-T Sử dụng các điểm mạnh để vượt qua các mối đe dọa

Điểm yếu (W) W1 W2 W3... Phối hợp W-O Tận dụng các cơ hội để khắc phục các điểm yếu Phối hợp W-T

Giảm thiểu các điểm yếu và tìm cách tránh các mối đe doạ

Nguồn: Ngô Kim Thanh, 2011

Theo Fred R. David (2003), để lập một mô hình SWOT phải trải qua 8 bước:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội chủ yếu từ môi trường bên ngoài (O1, O2,…).

Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của doanh nghiệp (S1, S2,…).

Bước 4: Liệt kê những điểm yếu chủ yếu của doanh nghiệp (W1, W2,…).

Bước 5: Kết hợp những điểm mạnh bên trong với những cơ hội bên ngoài, hình thành các chiến lược SO.

Bước 6: Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài, hình thành các chiến lược WO.

Bước 7: Kết hợp những điểm mạnh bên trong với các mối đe dọa bên ngoài, hình thành các chiến lược ST.

Bước 8: Kết hợp những điểm yếu bên trong với các mối đe dọa bên ngoài, hình thành các chiến lược WT.

Nhận xét: Mô hình phân tích SWOT thích hợp với việc đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp thông qua việc phân tích, đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Mô hình SWOT thực hiện việc lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển nghệ an đến năm 2020 (Trang 30)