Phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động của

Một phần của tài liệu hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển nghệ an đến năm 2020 (Trang 40)

Nguồn: BIDV, 2013

2.3. Phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động của BIDV Nghệ An của BIDV Nghệ An

2.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô

Các yếu tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến ngân hàng thường là các yếu tố chủ yếu sau:

2.3.1.1. Môi trường kinh tế

Sự gia nhập của Việt Nam vào WTO năm 2006 và làn sóng đầu tư trực tiếp mới cũng như luồng vốn đầu tư gián tiếp đã cho thấy quá trình cải cách kinh tế rất ấn tượng, đặc biệt là về tự do hóa thương mại và đầu tư. Nhìn chung nền kinh tế trong năm 2013 với sự thâm hụt ngân sách diễn ra trong bối cảnh nên kinh tế chưa thoát khỏi giai đoạn trì trệ, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ vì ảnh hưởng của nền tài chính toàn cầu.

PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ VĂN PHÒNG PHÒNG KHTH PHÒNG TCKT CÁC PHÒNG GIAO DỊCH P.QUẢN TRỊ TÍN DỤNG P.QUẢN LÝ DV KHO QUỸ PHÒNG DVKH PHÒNG GDKHDN PGĐ QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI TRỰC THUỘC KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG QLRR PGĐ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG PGĐ TÁC NGHIỆP

Bên cạnh những yếu tố không thuận lợi, đặc biệt là hậu qủa của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, trong giai đoạn 2013-2020 Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi từ việc phục hồi kinh tế và phát triển kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng sẽ tạo cơ hội thúc đẩy thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài. Quy mô và tiềm lực kinh tế của đất nước được nâng cao hơn trước. Sự ổn định về chính trị - xã hội của đất nước là nền tảng vững chắc cho sự phát triển.

Mục tiêu cho những năm tới là phát triển nền kinh tế với tốc độ phát triển nhanh và bền vững, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 7-8% năm, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới bình quân giảm 2-3%. Quy mô GDP theo giá hiện hành đạt khoảng 200 tỷ USD vào năm 2015, qua đó đạt GDP bình quân đầu người khoảng 2100 USD. Dự kiến cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2015 là công nghiệp và hoàn thiện chiếm khoảng 40-41%, dịch vụ 40-42%, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 18-19%.

Chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm lạm phát khiến cung tiền giảm, đẩy lãi suất huy động thực tế lên cao. Lãi suất cho vay đẩy lên cộng với chính sách thắt chặt tín dụng khiến các doanh nghiệp lao đao trong tình cảnh thiếu vốn. Chi nhánh đã từng bước có những điều chỉnh để phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế.

2.3.1.2. Môi trường văn hoá xã hội

Môi trường văn hoá xã hội tác động đến lối sống, nhu cầu và sở thích của con người. Có thể nói, với tư cách là yếu tố môi trường, văn hoá có ảnh hưởng toàn diện đến các hoạt động của các Ngân hàng. Văn hoá có ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề có tính chiến lược như: lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn các chiến lược chung, các quyết định về mục tiêu tổng quát của Ngân hàng và hoạt động kinh doanh. Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Tác động của văn hoá đến hoạt động kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp. Việt Nam có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, tuy nhiên, những năm gần đây do tác động của quá trình hội nhập, nhiều nền văn hoá nước ngoài đã thâm nhập vào Việt Nam, nhất là tại những đô thị lớn, tầng lớp trung lưu và giới thanh niên đã bị ảnh hưởng rất nhiều về lối sống, cách suy nghĩ. Điều đó đã tác động đến hành vi tiêu dùng, mua sắm của họ: xu hướng ưa chuộng hàng ngoại, quan tâm đến thương hiệu, chất lượng, giá trị của sản phẩm. Trình độ văn hoá của người Việt Nam ngày càng được nâng cao, người tiêu cùng Việt Nam không những đòi hỏi sản phẩm phải có giá trị vật

chất mà còn lớn hơn là giá trị phi vật chất, đặc biệt như đối với các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Đây chính là yếu tố cần quan tâm khi hoàn thiện chiến lược phát triển của ngân hàng.

Dân số tăng có nghĩa là nhu cầu của con người tăng, nhưng không có nghĩa là thị trường tăng lên trừ khi có đủ sức mua. Nếu dân số tăng gây sức ép quá mức tới sự phát triển kinh tế và sinh ra đói nghèo thì cũng làm thu hẹp thị trường. Dân số nước ta đông và ngày càng tăng qua các năm nên có thể nhận thấy thị trường nội địa cho các ngân hàng còn nhiều tiềm năng nhưng chưa khai thác hết. Hơn nữa, việc khai thác triệt để thị trường trong nước cũng là một nhiệm vụ có tính chất chiến lược quan trọng đối với các ngân hàng nhằm ổn định thị trường tiền tệ, cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài và còn mở rộng thị trường ra ngoài thế giới.

Nghệ An phấn đấu đến 2015, lao động qua đào tạo đạt trên 55% tổng lao động xã hội, 80% lao động nông nghiệp được tập huấn kỹ thuật. Tạo việc làm và thu hút lao động bình quân 35.000-40.000 người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,0%/năm. Hoàn thiện Thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò thành Trung tâm đào tạo đại học, dạy nghề của vùng Bắc Trung bộ. (BIDV, 2013)

Đây là nhân tố tạo ra sức cầu dịch vụ ngân hàng, tạo cơ hội cho các ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình.

Thu nhập của người dân ngày càng có xu hướng gia tăng, người dân có tích luỹ sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tư các khoản thu nhập của mình để sinh lời, cũng như nhu cầu vay để phục vụ tiêu dùng trước. Tất yếu họ sẽ tìm đến với thị trường tài chính ngân hàng. Từ đó nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng sẽ phát triển mạnh.

Một thuận lợi do yếu tố văn hoá đem lại đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam là tâm lý thích giao dịch với các ngân hàng Việt Nam của người dân Nghệ An. Nếu xét về năng lực cạnh tranh thì rõ ràng các ngân hàng thương mại Việt Nam gần như không phải là đối thủ cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài nhưng chính yếu tố tâm lý này sẽ là cơ hội “ngàn vàng” đáng để các ngân hàng thương mại trong nước quan tâm khai thác. Vì vậy, đứng ở góc độ của nhà quản trị chiến lược, yếu tố tâm lý này cần được các ngân hàng thương mại khai thác triệt để trong giai đoạn hiện tại để thu hút sự quan tâm của khách hàng đồng thời phải cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm giữ chân khách hàng lâu dài.

Thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân Nghệ An vẫn chưa được chuyển biến theo hướng tích cực, do dân số của Nghệ An chủ yếu là khu vực nông thôn do vậy người dân vẫn còn xa lạ với dịch vụ ngân hàng, thói quen dùng tiền mặt của đại đa số người dân Nghệ An vẫn còn tồn tại và khó thay đổi. Đây là một yếu tố làm hạn chế khả năng phát triển các dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng nói chung và BIDV Nghệ An nói riêng.

2.3.1.3. Môi trường chính trị, pháp luật

Có thể nói, Việt Nam vốn là quốc gia được đánh giá là có môi trường chính trị ổn định. Nhân dân tin tưởng vào Đường lối, Chính sách của Đảng và Nhà nước, yên tâm phấn khởi đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng chống các loại tội phạm được tăng cường. Chính phủ và nhà nước ta luôn có những chính sách quan tâm khuyến khích sự phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam. Từ khi thực hiện nền kinh tế mở cửa, thị trường Tài chính - Ngân hàng cho đến nay, chính phủ và nhà nước ta đã liên tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về Ngân hàng thể hiện Luật về Ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng đã ra đời năm 1997 và được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn vào 15/06/2004.

Hệ thống luật pháp của Việt Nam chưa thật hoàn thiện nhưng Chính phủ và Quốc hội đang có nhiều nỗ lực hoàn thiện và hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng phát triển trong môi trường cạnh tranh bình đẳng. Những năm sắp tới sẽ có nhiều sự thay đổi đáng kể về kinh tế, luật pháp và quản lý Nhà nước tác động đến hệ thống tài chính, ngân hàng. Đặc biệt trong lộ trình mở cửa theo cam kết gia nhập WTO, việc dỡ bỏ từng bước các quy định, hạn chế đối với phạm vi hoạt động của ngân hàng nước ngoài sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Trong việc quản lý và điều hành, Ngân hàng nhà nước đã làm tương đối tốt việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng phát triển ổn định. Các công cụ chính sách tiền tệ được sử dụng là các công cụ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi ngoại tệ đã thay thế cho các công cụ mang tính chất hành chính. Lãi suất, tỷ giá ngày càng linh hoạt theo thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Cơ chế quản lý ngoại hối, hoạt động thanh toán, tín dụng ngày càng linh hoạt hơn, nâng cao tính tự chủ của các ngân hàng.

Cùng với chính sách ưu đãi đầu tư của Chính phủ, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An, kèm theo Quyết định số 12/2003/QĐ-UB ngày 29/12/2003. Chính sách này được thực hiện từ 01/01/2004, ngoài việc thực hiện mức ưu đãi cao nhất của Chính phủ quy định cho nhà đầu tư nước ngoài và ngoại tỉnh, UBND tỉnh Nghệ An đã tham khảo, học tập kinh nghiệm các tỉnh bạn, vận dụng trên địa bàn tỉnh để đưa ra các nội dung ưu đãi, thu hút các nhà đầu tư vào Nghệ An. (BIDV, 2013)

Nhà đầu tư đến địa phương đầu tư sẽ được cấp bộ hồ sơ gồm 46 cơ chế chính sách hiện hành để hiểu và làm. Bên cạnh đó, tỉnh đang đẩy mạnh việc cải cách các thủ tục hành chính. Chẳng hạn, dự án chế biến bột cá ở Nghi Quang đáng lý nhà đầu tư phải mất đến 6 tháng mới có thể hoàn thành thủ tục, nhưng Tỉnh giảm xuống chỉ còn 6 ngày.

Tất cả những biện pháp trên đã được thực hiện một cách triệt để nhằm biến Nghệ An thành một địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nghệ An đã triển khai được nhiều dự án đầu tư, thu hút được lượng lớn nguồn vốn đầu tư và Tỉnh, đây là cơ hội để BIDV Nghệ An triển khai mở rộng các dịch vụ cho vay, bảo lãnh đối với các dự án.

2.3.1.4. Môi trường công nghệ

Cơ sở hạ tầng của ngành viễn thông có tốc độ phát triển nhanh chóng. Sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp Nhà nước với Công ty nước ngoài và Công ty cổ phần ngày càng gay gắt dẫn tới giá cước bưu chính viễn thông giảm mạnh. Chỉ số xếp hạng về sẵn sàng nối mạng của Việt Nam so với các nước khác đã cải thiện một bước. Cơ sở pháp lý cho giao dịch điện tử đang được hoàn thiện.

Do sức ép cạnh tranh và tạo nền tảng giới thiệu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ tiện ích tiên tiến. Các ngân hàng đang tích cực triển khai hiện đại hóa, hình thành ngân hàng cốt lõi hiện đại. Tuy vậy, hạ tầng công nghệ thông tin của các ngân hàng chưa đủ đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng hiện đại, hệ thống ứng dụng chưa theo kịp nhu cầu phát triển các tiện ích mới, tính tự động hoá chưa cao.

Cùng với sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin trong dịch vụ ngân hàng, BIDV Nghệ An phải thường xuyên cập nhật công nghệ thông tin, tổ chức nghiên cứu phát triển sao cho sản phẩm dịch vụ của mình có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Cần đầu tư mạnh cho nền tảng công nghệ phát triển các

kênh phân phối mới như: Điểm giao dịch tự động (Auto Bank), Ngân hàng điện tử (Internet banking, phone banking), Thiết bị thanh toán thẻ (POS) tại các trung tâm thương mại, cửa hàng. (BIDV, 2013) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin trên toàn quốc, Nghệ An đang triển khai hàng loạt các dự án về công nghệ thông tin, phấn đấu đến năm 2015 trở thành “tỉnh điện tử”. Đó là các dự án như: dự án thí điểm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam - dự án BMGF - do tổ chức phi chính phủ Bill and Melinda Gates Foundation (Hoa Kỳ) viện trợ không hoàn lại, dự án hoàn thiện công viên công nghệ thông tin, và đang vận động dự án ODA từ Ngân hàng Thế giới (WB) để hoàn thiện “Tỉnh Nghệ An điện tử”, các dự án phát triển của các ngành, các cấp theo kiến trúc tổng thể về công nghệ thông tin của tỉnh …

Đến năm 2015, Nghệ An trở thành “tỉnh điện tử” sẽ là điều kiện rất thuận lợi để BIDV Nghệ An kết nối nhanh các dữ liệu, cập nhật kịp thời các thông tin liên quan và mở rộng giao dịch với các doanh nghiệp một cách có hệ thống.Với mục tiêu, đưa hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An trở thành hệ thống ngân hàng phát triển mạnh và là trung tâm tài chính tiền tệ khu vực Bắc Trung bộ.

2.3.2. Phân tích môi trường vi mô

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành, ngoại cảnh đối với ngân hàng nhưng quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của ngân hàng. Có 5 yếu tố:

2.3.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại

Với chủ trương phát triển thị trường tài chính tiền tệ của chính phủ, ngành ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển cả về số lượng, quy mô, mạng lưới, công nghệ và vốn. Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, chủ yếu các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng lãi suất, mạng lưới, sản phẩm và phong cách phục vụ. tương quan lợi thế giữa khối ngân hàng thương mại quốc doanh và ngoài quốc doanh dần được rút ngắn, thể hiện qua sự vươn lên của các ngân hàng cổ phần và sự có mặt ngày càng nhiều các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng còn chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các định chế tài chính khác, gồm: các công ty tài chính, quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, công ty bảo hiểm, bưu điện…

2.3.2.2. Hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Tỉnh Nghệ An

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 6 Chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước, 22 Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần, Chi nhánh quỹ tín dụng nhân dân

Trung Ương, Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội, Chi nhánh ngân hàng phát triển, các phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh, các máy rút tiền tự động và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Với hệ thống các điểm giao dịch rộng khắp toàn tỉnh và đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã đáp ứng tốt nhu cầu về vốn và các dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp và người dân địa phương, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Bảng 2.1. Số lượng các tổ chức tín dụng tại Nghệ An đến thời điểm 31/12/2013

STT Chỉ tiêu Số lượng

1 Ngân hàng thương mại quốc doanh 06

2 Ngân hàng thương mại cổ phần 22

3 Phòng giao dịch 45

4 Quỹ tiết kiệm 52

Nguồn: BIDV, 2013

Về mạng lưới hoạt động

So với các ngân hàng khác, mạng lưới hoạt động của BIDV Nghệ An còn mỏng, trên địa bàn Nghệ An, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngân hàng

Một phần của tài liệu hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển nghệ an đến năm 2020 (Trang 40)